Chào mừng bạn đến với Blog K9(1984-1988)-Đại Học Tài Chính Kế Toán Tp.HCM- Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Dành 7 năm để học cách nuôi dạy con của người Hà Lan, tôi nhận ra 'chìa khóa vàng' giúp họ tạo nên những đứa trẻ hạnh phúc

Công cuộc điều tra của tôi về lý do tại sao trẻ em Hà Lan lại hạnh phúc như vậy bắt đầu từ thị trấn Doorn, nơi tôi đang sống, một ngôi làng nhỏ ở Hà Lan với dân số 10.000 người.



Rina Mae Acosta là một nhà văn và người sáng lập của blog về cách nuôi dạy con cái "Finding Dutchland". Bà cũng là đồng tác giả của cuốn sách "The Happiest Kids in the World: How Dutch Parents Help Their Kids (and Themselves) by Doing Less".

Rina còn có một bằng cử nhân khoa học của khoa Phân tử trong môi trường sinh học tại Đại học California, Berkeley và bằng thạc sĩ khoa học tự nhiên Kinh tế Y tế tại Đại học Erasmus, Rotterdam.

Bà hiện đang sống ở Hà Lan cùng chồng và hai con.

Nằm ở miền trung Hà Lan, ở thị trấn Doorn chủ yếu là những gia đình trẻ, những người về hưu, yêu thiên nhiên và những người tìm kiếm một nhịp sống chậm hơn.

Nơi đây cũng cách San Francisco 8.815,96 km – ngôi nhà gắn liền với cuộc đời tôi.

Chồng tôi, Bram, một doanh nhân người Hà Lan và tôi chuyển đến đây 10 năm sau khi chúng tôi kết hôn.

Khi tôi mang thai đứa con trai đầu lòng, Bram Julius, tôi đã thấy rất e ngại về việc nuôi dạy con sau này. Tôi nghiền ngẫm tất cả lời khuyên về những triết lý nuôi dạy mâu thuẫn khác nhau.

Cách nuôi dạy con cái đáng để học hỏi của người Hà Lan là điều bất cứ phụ huynh nào cũng cần học hỏi.

Cha mẹ tôi đặt ra các tiêu chuẩn cực kỳ cao cho việc học, và bất kỳ thất bại hay thiếu sót nào đều mang lại sự xấu hổ cho gia đình.

Đảm bảo rằng anh em tôi có một tuổi thơ hạnh phúc hơn là những suy nghĩ đi ngược lại cha mẹ. Bây giờ, trớ trêu thay, tôi là người Mỹ nhưng lại phải sống trong một môi trường hoàn toàn mới.

Điều này thúc đẩy tôi phải tìm hiểu và khám phá việc làm cha mẹ theo những cách khác nhau.

Một năm sau khi làm mẹ, tôi tình cờ thấy một báo cáo năm 2013 của UNICEF tuyên bố rằng trẻ em Hà Lan là những đứa trẻ hạnh phúc nhất trên thế giới.

Báo cáo này là bản tiếp theo sau năm 2007, trong đó Hà Lan lần đầu tiên được nêu tên là một ví dụ điển hình cho "sự thịnh vượng của thời thơ ấu".

Mỹ và Anh được xếp hạng ở hai vị trí thấp nhất.

Một số ít các tổ chức khác, bao gồm Nhóm hành động vì trẻ em nghèo của Anh và Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cũng đã xếp hạng cực kỳ cao những đứa trẻ Hà Lan về mức độ hạnh phúc cá nhân của chúng.

Vậy chính xác làm thế nào để cha mẹ Hà Lan nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới?

Là một người mẹ xa xứ rập khuôn sống ở vùng ngoại ô Hà Lan (tôi cũng đã viết một cuốn sách về cách nuôi dạy con của người Hà Lan với đồng tác giả Michele Hutchison), tôi đã khám phá sáu bí mật về lý do tại sao những đứa trẻ ở đây lại hạnh phúc như vậy:

1. Trẻ sơ sinh Hà Lan ngủ rất nhiều

Trung bình giấc ngủ của người Hà Lan kéo dài tổng cộng 8 giờ 12 phút mỗi đêm.

Năm 2013, một nghiên cứu từ Tạp chí Tâm lý học Phát triển Châu Âu đã kiểm tra sự khác biệt về tính khí giữa trẻ sơ sinh Hoa Kỳ và Hà Lan.

"Các em bé Hà Lan thường cười rất nhiều và thích âu yếm hơn những đứa trẻ Mỹ", các nhà nghiên cứu kết luận.

Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh Hà Lan có phong thái tương đối bình tĩnh một phần là do thời gian ngủ được điều chỉnh nhiều hơn và ít hoạt động hơn.

Trái lại, cha mẹ người Mỹ được biết là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kích thích, cho con cái họ trải nghiệm nhiều thứ mới lạ.

Mặt khác, cha mẹ Hà Lan, tập trung vào các hoạt động hàng ngày ở nhà, việc nghỉ ngơi đều đặn hàng ngày luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Họ rất nghiêm ngặt trong việc bảo đảm giấc ngủ của con mình. Em bé được nghỉ ngơi tốt cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ được nghỉ ngơi, thư giãn.

Nghiên cứu đã tuyên bố rằng, người Hà Lan được xếp vào danh sách có giấc ngủ dài nhất trên thế giới: Trung bình giấc ngủ của họ kéo dài tổng cộng 8 giờ và 12 phút mỗi đêm.

2. Trẻ em Hà Lan dành nhiều thời gian hơn ở bên cả bố và mẹ

Cha mẹ Hà Lan luôn đặt con cái lên hàng đầu.

Năm 1996, chính phủ Hà Lan đã cho nhân viên bán thời gian quyền bình đẳng như những người làm việc toàn thời gian, mở đường cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Văn hóa làm việc bán thời gian là một lý do khác khiến mọi người vui vẻ hơn ở đây.

Với một tuần làm việc kéo dài 29 giờ, các chuyên gia kinh doanh Hà Lan được cho là có tuần làm việc ngắn nhất thế giới, theo một nghiên cứu của OECD năm 2018.

Gần một nửa số lượng người Hà Lan trưởng thành làm việc bán thời gian, với 26,8% nam giới làm việc ít hơn 36 giờ một tuần và 75% phụ nữ làm việc bán thời gian, trong tất cả các lĩnh vực, từ lao động phổ thông đến công việc đòi hỏi trình độ cao.

Giống như vợ của mình, hầu hết các ông bố Hà Lan siết chặt thời gian làm việc toàn thời gian của họ chỉ trong bốn ngày.

Điều này cho phép họ dành ít nhất một ngày mỗi tuần để dành thời gian với con cái của mình. Thời gian nghỉ này thường được gọi là ngày "Papadag", hay nói cách khác là "Ngày của Cha".

3. Những đứa trẻ cảm thấy bớt áp lực học tập hơn

Trẻ em Hà Lan không có quá nhiều gánh nặng trong học tập.

Trong tất cả các quyết định nuôi dạy con cái chúng ta phải đưa ra, việc chọn trường dường như là một trong những điều cơ bản nhất.

Nhưng ở Hà Lan, GPA cao và các trường đại học ưu tú không phải là tất cả. Giáo dục được coi là con đường dẫn đến một đứa trẻ khỏe mạnh và có khả năng tự phát triển cá nhân.

Có hai loại bằng cấp giáo dục đại học của Hà Lan: Bằng cấp theo định hướng nghiên cứu được cung cấp bởi các trường đại học và bằng cấp định hướng nghề nghiệp được cung cấp bởi các trường cao đẳng.

Bạn không cần bất kỳ trường lớp cụ thể nào để được nhận vào các công ty, tất cả những gì bạn cần là vượt qua kỳ thi trung học.

"Các trường học ở đây đầu tư nhiều vào việc tạo động lực hơn là thành tích.

Thành tựu đạt được là điều mà các trường học ở Pháp và Anh hướng đến, nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng các kỹ năng xã hội mới là thứ khiến chúng ta hạnh phúc.

Chúng quan trọng hơn nhiều so với một người có IQ cao", leo Ruut Veenhoven, giáo sư tại Đại học Erasmus, Rotterdam, chia sẻ với tôi.

4. Trẻ em được khuyến khích bày tỏ ý kiến của riêng mình

Mọi người trong gia đình, kể cả người trẻ nhất đều có tiếng nói.

Khi Julius lên ba, thằng bé đã có thể phát triển các kỹ năng ngôn ngữ đầy đủ để diễn đạt được những gì quan trọng mà mình muốn nói.

Tất cả những việc sau đó chỉ là dạy thằng bé cách xây dựng các giải pháp hợp lý cho những vấn đề nan giải còn vướng mắc.

Nuôi dạy con dựa trên sự tranh luận có thể gây mệt mỏi và thử thách lòng kiên nhẫn của bạn.

Nhưng bằng cách cho phép Julius được tranh luận và nói lên ý kiến của mình, chúng tôi đã dạy cho thằng bé cách thiết lập ranh giới của riêng mình.

Mỗi lần Julius đặt câu hỏi với chúng tôi, thằng bé chỉ đơn giản là cố gắng thể hiện những gì mình đang và không thoải mái.

Điều này sẽ hữu ích khi Julius trưởng thành hơn, cho dù đó là cách để chống lại áp lực xã hội, hay để giúp thằng bé đối phó khi gặp phải một tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và để khẳng định bản thân trong công việc.

Tất nhiên, điều này sẽ có quy tắc riêng.

Là cha mẹ, điều quan trọng là chúng tôi phải giải thích rõ ràng vị trí của mình cho thằng bé hiểu, ví dụ, tại sao thằng bé cần đi ngủ sớm: "Để con có thể nghỉ ngơi nhiều hơn và lớn lên khỏe mạnh như những người khác".

5. Trẻ em ăn món "hagelslag" - bánh mỳ được rắc socola lên trên cho bữa sáng

"Hagelslag" - Bánh mỳ được rắc socola lên trên.

Bánh mì rắc sô cô la mỗi sáng? Có một ý nghĩa sâu sắc hơn đằng sau việc này.

Ngồi xuống bàn ăn quây quần như một gia đình, đặc biệt là trước khi ngày mới bắt đầu, là một thói quen cơ bản định nghĩa cuộc sống của các gia đình Hà Lan.

Trước đây ở bất kỳ bữa ăn nào, những người trong gia đình sẽ đợi cho đến khi tất cả mọi người có mặt ở trên bàn ăn rồi mới bắt đầu. Nó là một dấu hiệu của sự tôn trọng. Mỗi người đều quan trọng như nhau.

Theo báo cáo của UNICEF, 85% trẻ em Hà Lan (trong độ tuổi từ 11 đến 15) được khảo sát cho biết chúng thường xuyên ăn sáng cùng gia đình mỗi ngày.

Ăn sáng cùng nhau không chỉ liên quan đến việc tạo ra hiệu suất học tập tốt hơn ở trường và giảm các vấn đề về việc gây ra các hành vi xấu.

Mà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nó khuyến khích sự gắn kết gia đình và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh bản sắc dân tộc.

6. Trẻ em được khuyến khích đi xe đạp

Ở Hà Lan trẻ em được khuyến khích đi bằng xe đạp.

Hà Lan không đủ lớn để đi quá nhiều xe hơi. Do địa hình bằng phẳng và mạng lưới đường dành cho xe đạp rất nhiều, nên việc đạp xe là cách thiết thực và hiệu quả nhất để đi lại.

Trời mưa rất nhiều ở Hà Lan. Nhiệt độ mùa đông trung bình khoảng 2 độ C, và có gió mạnh.

Mặc dù gió và mưa thường gây cản trở cho người đi xe đạp, nhưng người Hà Lan chỉ đơn giản là cho con cái họ mặc quần áo ấm, áo khoác không thấm nước và ủng đi mưa.

Đạp xe dưới mọi thời tiết thực sự là một trải nghiệm để giúp hình thành nên tính cách. Trẻ em được khuyến khích đi xe đạp ở khắp mọi nơi và trong mọi điều kiện thời tiết.

Bởi vì nó dạy chúng sự kiên trì và khát vọng hướng tới mục tiêu dài hạn.

Chúng học được rằng cuộc sống luôn có nắng và đầy sắc cầu vồng. Chúng học cách đối mặt với mưa và học cách không bao giờ bỏ cuộc.

Đạp xe đến trường, bất kể trong điều kiện thời tiết nào, dạy cho trẻ khả năng phục hồi, và tạo ra một mối liên kết nhất định giữa khả năng phục hồi và sự hạnh phúc.

Ý nghĩa sự thành công của người Hà Lan

Giống như tất cả các bậc cha mẹ trên khắp thế giới, người Hà Lan có tham vọng cao đối với con cái của họ. Mặc dù cách nuôi dạy con cái của chúng ta có thể khác nhau.

Nhưng hãy nhớ rằng hạnh phúc là một phương tiện để tạo sự thành công, trái ngược với việc coi thành công là một phương tiện để hạnh phúc.

Hạnh phúc chính là cánh cửa của sự tự nhận thức, tự chủ, độc lập và là mối quan hệ tích cực với cộng đồng.

Nguyễn Linh - Trí Thức Trẻ

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

TIN BUỒN: Thân mẫu bạn Đỗ Thu Trang (lớp 5K9) và là Nhạc mẫu bạn Huỳnh Kim Nhi (lớp 1K9) là bà Đỗ Hữu Phước (nhũ danh Lương Thị Thu Cúc) đã từ trần ngày 17/07/2019


TIN BUỒN

HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN

Thân mẫu bạn Đỗ Thu Trang (lớp 5K9) và là Nhạc mẫu bạn Huỳnh Kim Nhi (lớp 1K9) là bà Đỗ Hữu Phước (nhũ danh Lương Thị Thu Cúc) đã từ trần ngày 17/07/2019 , hưởng thọ 81 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 19g00 ngày 18/07/2019 tại tư gia 458/98 đường 3/2, P.12, Q.10, Tp.HCM..


Lễ động quan lúc 06g30 ngày 22/07/2019 tại Hội Thánh Tin Lành Nguyễn Tri Phương và sẽ hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa.

Các bạn có thể chia buồn với bạn Đỗ Thu Trang và bạn Huỳnh Kim Nhi cùng gia quyến tại địa chỉ nêu trên hoặc qua điện thoại riêng số 0989041619 (Trang), 0903950205 (Nhi) hoặc qua viber "We Are K9". 

Ban liên lạc K9(C22) , lớp 1K9 và lớp 5K9 xin thành kính phân ưu, dự kiến sđến viếng và chia buồn với gia đình lúc 17g30 ngày 19/07/2019.


HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH ĐỒNG KÍNH BÁO




Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

TIN BUỒN: Nhạc mẫu bạn Nguyễn Văn Ba (lớp 4K9) là bà Ngô Thị An đã từ trần ngày 11/07/2019


TIN BUỒN

HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN

Nhạc mẫu bạn Nguyễn Văn Ba (lớp 4K9) là bà Ngô Thị An đã từ trần ngày 11/07/2019 , hưởng thọ 79 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 23g00 ngày 11/07/2019 tại tư gia Ấp Giồng Lớn, xã Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa, Long An.


Lễ động quan lúc 14g00 ngày 14/07/2019. Sau dó, sẽ di quan và an táng tại quê nhà ở nghĩa trang Ấp Giồng Lớn, xã Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa, Long An.

Các bạn có thể chia buồn với bạn Nguyễn Văn Ba và gia quyến tại địa chỉ nêu trên hoặc qua điện thoại riêng số 0903642032 hoặc qua viber "We Are K9". 

Ban liên lạc K9(C22) và Lớp 4K9 xin thành kính phân ưu.


HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH ĐỒNG KÍNH BÁO




Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

Đồ vật kết nối internet : « Gián điệp » trong nhà

Đồ vật kết nối Internet ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, từ các loại máy tính, điện thoại thông minh cho đến vật kết nối chăm sóc sức khỏe, trang thiết bị trong nhà, đồ dùng thể thao, đồ chơi …


Tivi thông minh là thiết bị có nguy cơ gián điệp cao nhất.

Vật dụng kết nối internet đúng là có nhiều tiện ích, nhưng trong thời đại dữ liệu cá nhân là một kho báu vô giá, thì không ai có thể chắc chắn là các đồ dùng này an toàn, các nhà sản xuất hoặc người thứ ba, nhất là tin tặc không lợi dụng chúng để « rình mò », nghe lén các cuộc nói chuyện, đánh cắp thông tin cá nhân của người sử dụng …

Trả lời cho câu hỏi liệu người sử dụng có bị đồ vật nối mạng « theo dõi » hay không, nhà nghiên cứu Vincent Roca của Viện nghiên cứu quốc gia Pháp về công nghệ thông tin và tự động hóa INRIA giải thích trên đài France Culture ngày 13/03/2019 : « Rõ ràng là đồ vật nối mạng được sử dụng để theo dõi chúng ta. Đó không phải là mục đích duy nhất, nhưng đối với hãng lớn như Google, Amazon, Facebook và các doanh nghiệp khác có liên quan trong lĩnh vực này, một trong những mục đích của họ là thu thập dữ liệu cá nhân người dùng ».

Hồi cuối năm 2016, trang Biggy-Tech, chuyên về đồ vật nối mạng, dự báo là đến năm 2021, trên toàn thế giới sẽ có khoảng 50 tỉ vật dụng kết nối mạng, và khoảng 15% số đồ dùng mà chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ được kết nối. Riêng tại Pháp, « nhà ở thông minh » là thị trường đầy tiềm năng. Trong năm 2018, tổng cộng 2,9 triệu vật dụng có kết nối internet như tủ lạnh thông minh, robot hút bụi, hệ thống chiếu sáng, caméra nối mạng … đã tới tay người sử dụng. Hệ thống báo động được kết nối với điện thoại thông minh là một trong những thiết bị được các gia đình ở Pháp ưa chuộng nhất, chỉ sau ti vi kết nối, caméra theo dõi an ninh, cánh cửa tự động và thiết bị báo cháy - báo khói thông minh.

Mối họa rình rập hay bị bỏ qua

Người ta thường có xu hướng đề phòng khi ra bên ngoài, còn khi về đến nhà, trong không gian kín được bao quanh bởi những bức tường, ít ai ngờ là có những người « rình rập », « lén lút » xâm nhập vào cuộc sống của họ qua các vật dụng kết nối nhỏ gọn, hiện đại, hợp mốt … để thu thập dữ liệu nhằm phục vụ các mục đích quảng cáo, chính trị hay thậm chí là thỏa mãn ý đồ xấu của các hacker, chẳng hạn xâm nhập vào hệ thống caméra theo dõi an ninh để biết là không có ai ở nhà, vô hiệu hóa hệ thống báo động rồi đột nhập vào ăn trộm.

Đài France Inter của Pháp, hồi cuối năm 2016, trích dẫn một báo cáo của cơ quan Fore Scout, chuyên về bảo mật cho vật dụng kết nối, theo đó chỉ cần chưa đầy 3 phút là hacker có thể xâm nhập vào một vật dụng nối mạng. Khác với máy tính, đồ vật kết nối thường không có mật mã bảo vệ, hệ thống kết nối từ xa (firmeware) lại ít được cập nhật, nên dễ bị xâm nhập.

Trên trang CeRFI của Thụy Sĩ, chuyên về dịch vụ công nghệ thông tin, bà Solange Ghernaouti, chuyên gia về an ninh mạng tại Đại học Lausanne, lưu ý : « Ngay khi chúng ta kết nối một đồ vật trên mạng internet, thì chính là cuộc sống của chúng ta được kết nối mạng. Khả năng theo dõi của những chiếc đồng hồ, đồ chơi nối mạng, điện thoại thông minh bị đánh giá thấp và thường không được giải thích rõ ràng, vì thế chúng ta không thể hiểu hết được ».

Những vật dụng nào được hãng sản xuất hoặc các công ty có liên quan dùng để theo dõi chúng ta nhiều nhất ? Theo chuyên gia tin học và tự động hóaVincent Roca, đương nhiên đó là điện thoại smartphone, vật bất ly thân của nhiều người, kể cả khi đi ngủ. Nhà nghiên cứu của Viện INRIA nhấn mạnh : « Điện thoại di động là một trong những thiết bị chính thu thập thông tin cá nhân người dùng. Người ta sẽ có được những thông tin liên quan đến những mối quan tâm chính của chúng ta, thông qua các ứng dụng mà chúng ta cài đặt trên điện thoại.

Ngoài ra, còn có các ứng dụng đặc biệt mang tính xâm nhập qua hệ thống định vị. Đó là trường hợp của các trợ lý ảo, chẳng hạn Assistant Google. Đó là các ứng dụng thường xuyên thu thập thông tin về vị trí người dùng. Chúng tôi đã tiến hành một số thử nghiệm cách nay 3-4 năm và phát hiện ra rằng chúng tôi bị định vị thường xuyên cứ 5 phút 1 lần, 24h/24, kể cả ban đêm, và khi tôi bắt đầu di chuyển thì mỗi phút tôi bị định vị 1 lần ».

Cũng theo chuyên gia Vincent Roca, các trợ lý ảo kiểu như ứng dụng Google Home cũng thường nghe lén người dùng. Ông giải thích : « Chúng thường xuyên được kích hoạt bằng một câu thần chú, chẳng hạn « Ok Google ». Khi các thiết bị kết nối không được kích hoạt, thì chúng ta có thể hy vọng là không bị nghe lén. Hiện nay, khi điện thoại hay loa thông minh bị xâm nhập và đánh cắp dữ liệu, thì chúng ta có thể hình dung là các vật dụng khác đương nhiên cũng có thể bị như vậy ».

Không chỉ các vật dụng trong gia đình, mà các đồ chơi kết nối mà nhiều người nghĩ là vô hại cũng có thể là một kênh nghe lén mà ít người ngờ tới. Điều đáng nói là những người bị nhắm tới là trẻ em, những đối tượng rất dễ bị hại hay bị tổn thương.

Đồ chơi « gián điệp »

Búp bê Cayla mà giới chức Đức cảnh báo có thể trở thành "thiết bị gián điệp"

Vào mùa Giáng Sinh 2016, cơ quan kiểm tra giám sát CNIL của Pháp đã báo động về tình trạng không bảo đảm an ninh cho trẻ nhỏ do một số loại đồ chơi nối mạng gây ra. Nhà nghiên cứu Vincent Roca nhắc lại : « Cách nay 2 năm, CNIL đã xác định được có những vấn đề lớn về an ninh liên quan đến các con thú nhồi bông mùa Giáng Sinh, một số thú nhồi bông không hề đảm bảo an ninh, vì rất dễ nghe lén các cuộc hội thoại, các lời nói của các cô cậu bé với thú nhồi bông. Điều đó gây ra những vấn đề lớn, vì đây là những thông tin liên quan đến những người dễ bị tác động. Sau đó, các đồ chơi nhồi bông này đã nhanh chóng bị rút khỏi thị trường. Chúng ta cần hết sức chú ý đến loại đồ chơi này, bởi vì mục tiêu đầu tiên của các nhà sản xuất là thêm nhiều chức năng vào đồ chơi này, thay vì đảm bảo an ninh ».

Cũng trong năm 2016, các loại búp bê có tên « Người bạn Cayla của tôi » và « i-Que » (Aie Qyou) do hãng đồ chơi Hồng Kông Genesis Toys sản xuất, bị phát hiện phát tán hàng ngàn dữ liệu về các thói quen của các gia đình. Mười tám hiệp hội của châu Âu và Mỹ đã đệ đơn kiện công ty Genesis Toys. Báo chí Pháp hồi cuối năm 2017 đã chỉ rõ là các ứng dụng dành cho máy tính bảng và điện thoại thông minh và liên quan đến hai loại búp bê « Người bạn Cayla của tôi » và « i-Que » lén thu thập được rất nhiều loại dữ liệu khác nhau, chẳng hạn tên riêng của em nhỏ, tên trường học, nơi ở, sở thích về các chương trình truyền hình, các môn thể thao … Nội dung hội thoại giữa các em nhỏ và búp bê sau đó được một doanh nghiệp chuyên về nhận biết tự động giọng nói phân tích. Gia đình các em không hề biết về những điều này.

Một « lỗ hổng » gây lo ngại nhiều hơn là các nhà điều tra của cơ quan kiểm tra giám sát CNIL của Pháp đã phát hiện ra là một người lạ ở bên ngoài tòa nhà, ở khoảng cách 9 mét, có thể dùng điện thoại di động để kết nối với búp bê qua Bluetooth mà không cần nêu danh tính, rồi nghe lén và ghi âm các cuộc hội thoại của các em nhỏ với búp bê, cũng như các cuộc trò chuyện trong gia đình gần nơi đặt búp bê. Như vậy, « lỗ hổng an ninh » nói trên có thể biến búp bê « Người bạn Cayla của tôi » và « i-Que » thành « gián điệp ». Điều nguy hiểm hơn nữa người lạ đó có thể giao tiếp được với các em, chẳng hạn bằng cách ghi âm các câu nói rồi cho phát qua thiết bị phát thanh của búp bê.

Sự lựa chọn giữa tiện nghi và tính riêng tư

Thiết bị giám sát toàn bộ ngôi nhà đặt trong gian nhà bếp nguy cơ sẽ trở thành “kẻ phản chủ”.

Nhìn rộng ra, các vật dụng kết nối có tác hại tới hành tinh của chúng ta hay không, chuyên gia Vincent Roca của Viện nghiên cứu quốc gia Pháp về công nghệ thông tin và tự động hóa INRIA trả lời : « Khi tôi muốn điều khiển ánh sáng, bật tắt đèn mà không phải rời ghế ngồi, trong khi công tắc đèn chỉ cách chỗ tôi ngồi có vài bước chân, thì có những thông tin trao đổi sẽ được truyền qua internet, một số thông tin đó sẽ được truyền tải xuyên Đại Tây Dương. Thỉnh thoảng, đặc biệt là khi chúng ta dùng những thiết bị kết nối có dung lượng lưu trữ cao, lượng thông tin bị truyền tải qua Đại Tây Dương là rất lớn trong khi tôi ngồi cách bóng đèn có vài mét.

Điều đó gây ra những vấn đề không chỉ liên quan tới việc tôn trọng đời sống cá nhân hay quyền tự chủ, bởi vì đó là những doanh nghiệp nước ngoài, mà còn đặt ra những vấn đề về sinh thái. Thực ra, chúng ta có thể đặt câu hỏi về trách nhiệm của mỗi người trong việc làm tăng lượng thông tin truyền tải qua Đại Tây Dương, trong khi mà nếu làm theo cách thức truyền thống thì tôi hoàn toàn có thể làm một việc đơn giản là bật, tắt công tắc điện ».

Sử dụng đồ vật theo phương thức truyền thống để hạn chế bị theo dõi từ xa, tránh bị đánh cắp dữ liệu cá nhân, hay hướng tới sự tiện nghi của các vật dụng kết nối internet thời công nghệ số và chấp nhận rủi ro là cuộc sống riêng tư bị « dòm ngó » ? Mỗi người có nhu cầu và sự lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh và sở thích riêng. Chỉ có điều, mỗi đồ vật nối mạng được kích hoạt là một cánh cửa mở ra vô tình « mời gọi » những kẻ thích đột nhập với ý đồ xấu, một cánh cửa dẫn tới cuộc sống riêng tư và thói quen, cho dù là rất nhỏ, của mỗi người … mà không phải lúc nào chúng ta cũng hay biết và đề phòng được.

Theo RFI

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

TIN BUỒN: Gia mẫu bạn Huỳnh Ngọc Nga (lớp 4K9) là bà Phạm Thị Phòng đã từ trần ngày 09/07/2019


TIN BUỒN

HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN

Gia mẫu bạn Huỳnh Ngọc Nga (lớp 4K9) là bà Phạm Thị Phòng đã từ trần ngày 09/07/2019 , hưởng thọ 100 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 15g00 ngày 09/07/2019 tại tư gia ở Phường 5, Quỳnh Phụ, Thái Nguyên.


Lễ động quan lúc 13g00 ngày 10/07/2019. Sau dó, sẽ di quan và an táng tại quê nhà ở nghĩa trang Ngân Hà Yên, xã Quỳnh Phụ, Thái Nguyên.

Các bạn có thể chia buồn với bạn Nga và gia quyến tại địa chỉ nêu trên hoặc qua điện thoại riêng số 0908236848 hoặc qua viber "We Are K9". 

Ban liên lạc K9(C22) và Lớp 4K9 xin thành kính phân ưu.


HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH ĐỒNG KÍNH BÁO




Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Đừng sống một cuộc đời chỉ để cho người khác nhìn

Có câu châm ngôn rằng: “Hãy khiêu vũ như không ai nhìn thấy bạn; hãy yêu như bạn không bao giờ bị tổn thương; hát như không có ai nghe thấy”. Tuyệt đối đừng để lạc mất mong muốn thực sự của bản thân chỉ vì sự đánh giá của người khác, như vậy không đáng, cũng không có được niềm vui thực sự.


Đừng sống trong mắt người khác, hãy sống cuộc đời của chính mình.

Chúng ta có đang sống trong mắt người khác?

Bạn tôi gần đây bỏ ra 1,5 tỷ để mua một chiếc xe mới, từ xa đến tìm tôi chơi. “Cậu nhắn địa chỉ cho tớ, tớ đến đón cậu, chúng ta đi lên núi chơi đi”.

Tôi đứng ở đầu ngõ nhìn thấy chiếc BMW sáng chói, mới biết cậu ấy đã đổi xe mới. Tầm này năm ngoái, tôi thấy cậu ấy vẫn còn lái chiếc POLO. “Ồ, cậu giàu thật rồi, đổi BMW luôn!”. Cậu ấy cười ha ha.

Trên đường, cậu ấy giới thiệu cho tôi về chiếc xe này, hộp số tự động 8 cấp, nút bấm khởi động, loa Harman Kardon gì gì đó, cũng cho tôi chiêm ngưỡng các tính năng điều khiển và thư giãn của xe.

Tôi có cảm giác như mình đang ngồi trên xe của một nhân viên bán xe hơi vậy, bèn cười nói: “Tớ biết cậu mua BMW rồi, đổi đề tài khác đi!”.

Cậu ấy hơi ngượng ngùng, thật ra chính cậu ấy cũng không muốn mua chiếc xe này, bởi vì cậu ấy thích việt dã, thích tự lái. Đối với cậu ấy mà nói, chiếc SUV thuần túy việt dã mới là thứ mà cậu ấy yêu thích nhất.

Cậu ấy kể lại một lần cùng bạn bè đi chơi thảo nguyên và sa mạc, lúc đó cảm thấy nếu một ngày mình có tiền, nhất định phải mua một chiếc Land Cruiser.

Khi nói chuyện đó mắt cậu ấy sáng rỡ, tôi nhìn cậu ấy nói về điều mình yêu thích, không biết làm gì hơn, chỉ nhỏ giọng nói: “Nếu tớ là cậu, tớ sẽ mua Mitsubishi Pajero, hoặc Toyota Prado”.

Cậu ấy nói mình cũng đấu tranh tư tưởng khá lâu, cuối cùng vẫn quyết định mua một chiếc BMW, nguyên nhân thì tôi hiểu rồi. Tôi chợt nhớ đến câu chuyện của Kitano Takeshi.

Trước khi Kitano Takeshi nổi tiếng, ông thường mơ tưởng một ngày có tiền nhất định phải lái xe thể thao, ăn nhà hàng sang trọng. Nhưng đến lúc thực sự thành công, ông cảm thấy lái chiếc Porsche cũng không tuyệt như mình nghĩ, bởi vì ông “không nhìn thấy dáng vẻ của mình khi lái Porsche”.

Cho nên ông để bạn mình lái, còn mình ngồi taxi đi theo phía sau, còn thường nói với tài xế: “Nhìn kìa, đó là xe của tôi”.

Chỉ có sống cuộc đời của chính mình mới khiến chúng ta hạnh phúc.

Lúc tôi ở thành phố cũng có một người bạn cùng phòng giống như vậy, tất cả tiền phải tiêu ở những thứ người khác thấy được. Mua quần áo, hầu như đều là hàng hiệu, bộ đồ nào phía trước và sau lưng cũng phải có tên hãng thật to, đứng cách cả cây số cũng thấy, cho dù hôm nào sương mù trời cũng nổi bần bật.

Cậu ta cũng thích các sản phẩm điện tử, chỉ cần các công ty công nghệ vừa ra mắt sản phẩm mới gì, dù là không hiệu quả hay không cần thiết, cậu ta trước tiên cũng phải có một cái, rồi đăng lên mạng xã hội để khoe.

Cậu ta thích tiệc tùng, ăn là phải vào nhà hàng cao cấp, cho dù phí sinh hoạt của tháng đó thiếu trước hụt sau. Còn tặng quà cho người khác thì dù có phải bán thận, cũng phải là tặng một món quà thật hoành tráng.

Tôi nói đùa với cậu ấy: “Cảm giác này của cậu giống như đi Starbuck uống một ly cà phê, không chụp một tấm hình mà đăng lên, ly cà phê này chẳng khác gì là uống chùa nhỉ”.

Ở tập thứ nhất trong mùa thứ ba của phim truyền hình “Black Mirror” của Anh, nhân vật nữ chính cũng miêu tả chân thực cảnh tượng “sống cuộc sống do người khác chấm điểm”. Cho dù là những việc nhỏ nhặt nhất, hoặc là gặp phải người cực kì đáng ghét, đều phải ứng phó thận trọng để dành được sự yêu thích của người khác, sợ mình làm điều gì sai thì người khác sẽ không thích hoặc không đánh giá tốt nữa.

Trong bộ phim có một chi tiết nhỏ mà tôi rất ấn tượng. Nữ nhân vật chính sáng sớm đi uống cà phê, cô ấy cắn một miếng bánh quy, cái bánh đó dở tệ, nhưng cô ấy vẫn để miếng bánh cạnh ly cà phê, rồi chụp một tấm hình như thể đang hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp, sau đó đăng lên mạng xã hội.

Đối với cô ấy mà nói, đánh giá của người khác quan trọng hơn nhiều so với ly cà phê và chiếc bánh quy của mình. Ở trong một thế giới luôn chấm điểm người khác, ai cũng ra sức tô vẽ cuộc sống của mình, dường như chỉ có vậy mới có thể bù đắp sự thiếu hụt của mình trong mắt những người khác.

Người chín chắn không sống vì ánh nhìn của người khác

Sống cho người khác xem, ảnh hưởng lớn nhất đối với cuộc sống của chúng ta là sự ghen tỵ và so sánh, sau đó là lạc mất chính mình.

Từng có một độc giả chạy tới khóc kể lể với tôi, bạn gái chê anh ta nghèo, đòi chia tay với anh ta, rồi hỏi tôi phải làm sao đây. Tôi nói vậy thì từ biệt đi cho hai bên bớt phiền muộn, mỗi người đều vui vẻ, từ nay về sau trời cao đất rộng, chúc cô ấy hạnh phúc.

Đôi khi nên nhớ, chúng ta vì đánh giá quá cao chính mình, nên mới càng để ý đến ánh mắt của người khác.

Anh ta nghiến răng nghiến lợi nói: “Không được, tôi nhất định phải chứng minh cho cô ấy thấy, cô ấy bỏ tôi là điều tiếc nuối nhất trong đời cô ấy, tôi nhất định sẽ phất lên như diều gặp gió, sau đó cưới một người vợ tốt hơn, rồi đi gặp cô ấy để cho cô ấy hối hận”.

Sau đó tôi kể cho anh ta nghe một câu chuyện mà tôi từng chứng kiến: Có một đôi từng yêu nhau sâu đậm, bởi vì người con trai muốn đánh liều đến thành phố lớn làm ăn, cũng muốn mang bạn gái đi cùng, thế nhưng cô gái thì muốn ở lại làng quê ổn định cuộc sống, cuối cùng họ chia tay.

Người con trai sau khi công thành danh toại, anh ta đến nhà của cô gái để chứng minh cho cô gái thấy, muốn khiến cho cô gái hối hận về lựa chọn của mình, nhưng lại phát hiện ra cô gái kia cũng sống rất hạnh phúc.

Đôi khi nên nhớ, chúng ta vì đánh giá quá cao chính mình, nên mới càng để ý đến ánh mắt của người khác.

Giống như một người nào nó viết trên mạng: “Tôi rất sợ bị người khác chụp ảnh, vô cùng sợ. Có lúc nhìn ảnh chụp xong mà muốn khóc, tại sao mình chụp nhìn ra thế này, tôi không tin tôi trông như thế này. Sau đó người khác nhìn thử, còn tỉnh rụi nói, bình thường mà, cậu lúc nào chẳng thế. Trời ơi, những lúc đó cảm giác như cả thế giới sụp đổ vậy!”.

Tôi từng đăng một tấm hình tự chụp trên mạng, chụp tôi lấy hai sợi dây từ áo hoodie cắm vào lỗ mũi mình, còn ghi bình luận: “Cuối cùng cũng đã biết công dụng của hai sợi dây này”.

Rất nhiều bạn bè nhắn lại: “Này, cậu cũng còn có fan hâm mộ, chú ý hình tượng chút đi”; “Nhìn tấm hình này của cậu, tôi quyết định bấm nút bỏ theo dõi”.

Scotland có một câu châm ngôn: “Hãy khiêu vũ như không ai nhìn thấy bạn; hãy yêu như bạn không bao giờ bị tổn thương; hát như không có ai nghe thấy”.

Tuyệt đối đừng để lạc mất mong muốn thực sự của bản thân chỉ vì sự đánh giá của người khác, như vậy không đáng, cũng không có được niềm vui thực sự.

Không có con đường dẫn đến hạnh phúc, bởi vì hạnh phúc là một con đường.

Tuệ Tâm