Chào mừng bạn đến với Blog K9(1984-1988)-Đại Học Tài Chính Kế Toán Tp.HCM- Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Nhân Quả

Có một cổ ngữ 'NHÂN NÀO QUẢ NẤY' Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này, và tôi mong bạn chuyển tiếp nó. Hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng. Đừng xóa nó, đừng gửi nó trở lại. Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến một người bạn. Những người bạn tốt, giống như những vì sao. Bạn không luôn luôn trông thấy họ, bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đó.



Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị 'pan' đậu bên đường. Tuy trời đã sẩm tối, anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề, đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe Pontiac cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại. Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ, không một ai dừng xe lại để giúp bà. Người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không? Trông ông không an toàn cho bà vì ông nhìn có vẻ nghèo và đói.

Người đàn ông đã có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà cụ đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh biết cảm giác lo sợ của bà như thế nào rồi. Cái run đó, nỗi lo sợ trong lòng đó mới là lý do tự nó thành hình trong ta...

Anh nói: 'Tôi đến đây là để giúp bà thôi. Bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm áp? Luôn tiện, tôi tự giới thiệu tôi tên là Bryan Anderson.'

Thật ra thì xe của bà chỉ có mỗi vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Bryan bò xuống phía dưới gầm xe tìm một chỗ để con đội vào và lại bị trầy da chỗ khuỷ tay cũng như lòng bàn tay một hai lần gì đó.

Chẳng bao lâu anh đã thay được bánh xe. Nhưng anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau rát.

Trong khi anh đang siết chặt mấy con ốc bánh xe, bà cụ xuống cửa kiếng và bắt đầu nói chuyện với anh. Bà cho anh biết bà từ St. Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. Bà không thể cám ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà. Bryan chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nắp thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền. Bryan chưa hề nghĩ đến điều là sẽ được trả tiền, đây không phải là nghề của anh.Anh chỉ giúp người đang cần được giúp đỡ vì Chúa, Phật hay chính bản thân anh cũng biết rằng đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó, và chưa bao giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại.

Anh nói với bà cụ nếu bà thật sự muốn trả ơn cho anh thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ, bà có thể sẵn sàng cho người ấy sự giúp đỡ của bà, và Bryan nói thêm: 'Và hãy nghĩ đến tôi'

Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu lên xe của mình đi về. Hôm ấy là một ngày ảm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà.

Chạy được vài dặm trên con lộ, bà cụ trông thấy một tiệm ăn nhỏ. Bà ghé lại, tìm cái gì để ăn và để đỡ lạnh phần nào, trước khi bà đi đoạn đường chót về nhà. Đó là một nhà hàng ăn trông có vẻ không được thanh lịch. Bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ. Cảnh vật rất xa lạ với bà. Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi, mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt. Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù đã phải đứng suốt ngày nay để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng tám tháng gì đó nhưng dưới cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ ra sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ.

Rồi tự nhiên bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Bryan hồi nãy. Và bà cụ vẫn còn thắc mắc, không hiểu tại sao một người có ít đến độ thiếu thốn mà lại sẵn lòng cho một người lạ mặt rất nhiều...

Sau khi ăn xong, bà trả bằng tờ giấy bạc một trăm đô-la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để thối lại tờ bạc một trăm của bà cụ… nhưng bà cụ đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa mất rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi khuất. Chị hầu bàn thắc mắc, không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi dọn dẹp, chị để ý trên bàn thấy có dòng chữ viết lên chiếc khăn giấy lau miệng…

Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết: 'Cô sẽ không nợ gì tôi cả. Tôi cũng đã từng ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô hiện nay. Có ai đó đã một lần giúp tôi, giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm: Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô.'

Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng, bà cụ còn lót tặng thêm bốn tờ giấy bạc 100 đô-la nữa.

Thật ra, còn có những bàn ăn cần lau dọn, những hũ đường cần đổ đầy, và những khách hàng để phục vụ... Và chị hầu bàn đã hoàn tất những việc ấy để sửa soạn cho qua ngày mai.

Tối hôm đó, dù khi đi làm về và leo lên giường nằm, chị vẫn còn nghĩ về số tiền và những gì bà cụ đã viết cho. Làm thế nào mà bà cụ đã biết chị và chồng của chị hiện đang cần số tiền ấy? Với sự sanh nở đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn… Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào, và trong lúc anh ta nằm ngủ cạnh chị, chị cho anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh, 'Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Em thương anh, Bryan, ạ.' (chị đâu có biết anh Bryan đã thay bánh xe cho bà già tội nghiệp trước đó).

Có một cổ ngữ 'NHÂN NÀO QUẢ NẤY' Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này, và tôi mong bạn chuyển tiếp nó. Hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng. Đừng xóa nó, đừng gửi nó trở lại. Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến một người bạn. Những người bạn tốt, giống như những vì sao. Bạn không luôn luôn trông thấy họ, bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đó.

Nguồn: Hoa Xương Rồng

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

TIN BUỒN: Thân phụ bạn Phạm Công Văn (lớp 10K9) và bạn Phạm Thị Bạch Huệ (lớp 7K9) là ông Phạm Văn Đỗ đã từ trần ngày 21/11/2019


TIN BUỒN

HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN

Thân phụ bạn Phạm Công Văn (lớp 10K9) và bạn Phạm Thị Bạch Huệ (lớp 7K9) là ông Phạm Văn Đỗ đã từ trần ngày 21/11/2019, hưởng thọ 88 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 08g00 ngày 22/11/2019 tại tư gia, địa chỉ số 496 đường Bùi Thị Xuân, Thị Trấn Phước Vĩnh, Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương. 


Lễ động quan lúc 07g40 ngày 24/11/2019 và Thánh Lễ An Táng sẽ được cử hành tại Thánh đường giáo xứ Phước Vĩnh. Sau dó, sẽ di quan và an táng tại nghĩa trang Giáo Xứ Phước Vĩnh, Bình Dương.

Các bạn có thể chia buồn với bạn Phạm Công Văn (0903705116), bạn Phạm Thị Bạch Huệ (0913937181) gia quyến tại địa chỉ nêu trên hoặc qua viber "We Are K9". 

Ban liên lạc K9(C22) và Lớp 07K9 - Lớp 10K9  xin thành kính phân ưu.


HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH ĐỒNG KÍNH BÁO




Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

TIN BUỒN: Thân mẫu bạn Trần Văn Hoàng (lớp 5K9) là bà Huỳnh Thị Bảy đã từ trần ngày 18/11/2019


TIN BUỒN

HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN

Thân mẫu bạn Trần Văn Hoàng (lớp 5K9) là bà Huỳnh Thị Bảy đã từ trần ngày 18/11/2019, hưởng thọ 87 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 15g00 ngày 18/11/2019 tại tư gia, địa chỉ số 556 đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, Tp.HCM. 


Lễ động quan lúc 04g00 ngày 21/11/2019 và Thánh Lễ An Táng sẽ được cử hành tại Thánh đường giáo xứ Xóm Chiếu. Sau dó, sẽ di quan và hỏa táng tại nghĩa trang Đa Phước, HCM.

Các bạn có thể chia buồn với bạn Trần Văn Hoàng và gia quyến tại địa chỉ nêu trên hoặc qua điện thoại riêng số 0969647130 hoặc qua viber "We Are K9". 

Ban liên lạc K9(C22) và Lớp 5K9 xin thành kính phân ưu.


HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH ĐỒNG KÍNH BÁO




Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

Nhớ về ngày 20-11 , nghe đọc một số sách nói về Thầy Cô



Thầy Và Chuyến Đò Xưa

Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...


Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Tháng 07 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

Mời các bạn thưởng thức một số clip ca nhạc về tuổi học trò tại đây



Mời nghe một số câu chuyện về thầy cô qua nguồn "Sách nói giành cho người mù" sau:

1/ Chén trà tri ân thầy cô (nghe tại đây)
2/ Ông Thầy cũ kỹ (nghe tại đây)
3/ Trái tim người thầy (nghe tại đây)
4/ Chuyện về thầy cô và bạn bè (nghe tại đây)
5/ Những câu chuyện về người Thầy (nghe tại đây)
6/ Thầy đã sưởi ấm trái tim em (nghe tại đây)
7/ Chu Văn An - Người thầy của muôn đời (nghe tại đây)

Mời nghe một số đoản văn hay về nhớ ơn thầy cô giáo qua YouTube.

1/ Những câu chuyện về người thầy



2/ Ba người thầy vĩ đại



Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

“Biết đủ” thì nghèo khổ cũng vui, “không biết đủ” thì giàu sang cũng vẫn buồn

Cuộc sống này biết sống như thế nào mới gọi là đủ? Điều quan trọng là trong tâm con người ta biết đủ thì đủ thôi!


“Biết đủ” thì nghèo khổ cũng vui, “không biết đủ” thì giàu sang cũng vẫn buồn

Kỳ thực “Cao ốc ngàn gian, thì đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, lý do gì mà chúng ta phải tham lam nhiều thứ như thế? Đến cuối cùng, tiền nhiều đến mấy, chức vị cao đến đâu đi nữa thì đến lúc lìa đời thì đâu còn ý nghĩa gì?

Sự tham lam lòng người là vô hạn. Bởi thế mà ông cha có câu: “Người không biết đủ giống như con rắn muốn nuốt cả con voi”, nuốt không được cũng lại không muốn nhả ra. Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắτ gặp rất nhiều người bị “danh và lợi” buộc vào mình. Họ mãi chạy theo, một phút cũng không dừng lại, có thứ này lại muốn thứ khác, có rồi lại muốn cái mới hơn, cả ngày “được voi đòi tiên”.

Có một điều hiển nhiên rằng dục vọng của con người không bao giờ có thể thỏa mãn được. Nếu một mực cưỡng cầu thì nhất định sẽ sinh ra phiền não. Con người sống truy cầu danh lợi vốn là để được hạηh ρhúc, vui vẻ, nhưng rất nhiều người vì truy cầu không được lại đάnh mất niềm vui, niềm hạηh ρhúc vốn có. Đây đúng là cái vòng luẩn quẩn của nhân sinh.

Thực ra, quan trọng là ở tâm con người, tâm biết đủ quan trọng đến mức nào đối với sinh mệnh của một người. Suy cho cùng: “Cao ốc ngàn gian, thì đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, hà cớ gì chúng ta phải truy cầu lắm thứ như thế?

Có người nói: “Tôi cũng không muốn liều mạng, quả thật không cần quá nhiều vật chất và hưởng lạc, nhưng danh lợi là dấu hiệu của sự thành công. Cho nên, buông bỏ là không có chí tiến thủ, không thể buông xuống được.” Không thể nghi ngờ rằng, danh lợi có phần mang đến sự vinh quang cho con người, tự nhiên có lực hấp dẫn rất mạnh mẽ. Tuy nhiên thành công và danh lợi lại không nhất định là ngang hàng với nhau.

Một người hám danh lợi sẽ khiến tâm không còn tĩnh tại, dễ làm nhiều việc không nên. Từ xưa đến nay, có bao nhiêu người cả đời lao tâm lao lực, đến lúc vinh hoa phú quý, công thành danh toại tưởng rằng như thế là hạηh ρhúc, khoái hoạt. Nhưng quay đầu lại nhìn thì hóa ra, hạηh ρhúc lại không phải ở nơi ấy…

Người như vậy ở nơi nào cũng có, họ rốt cuộc cuối cùng là thành công hay thất bại?

Người biết đủ sẽ không chọn cách sống như vậy, họ cự tuyệt cách sống “chui đầu vào cái giỏ danh lợi”, bởi vì họ biết sẽ bị “danh lợi” làm khổ cả đời. “Danh lợi” tuy rằng ở một mức độ nào đó sẽ khiến con người khoái hoạt hạηh ρhúc nhưng dục vọng “danh lợi” mãi cứ giãn nở ra vô hạn thì chỉ có thể làm cho người ta thống khổ mà thôi.

Bởi thế nên, cổ nhân giảng: “Thấy đủ thường vui!” Một người biết đủ ở phương diện công danh lợi lộc có thể không thành công như người khác nhìn vào nhưng hẳn là sẽ vui vẻ, hạηh ρhúc. “Biết đủ” chính là cách nắm giữ hạηh ρhúc trong tay.

“Vui vẻ” là yếu tố không thể thiếu của mỗi người. Vào triều đại nhà Minh, có một vị tiên sinh dạy học, gia cảnh bần hàn nhưng mỗi ngày đều dâng hương bái lễ, cảm tạ trời xanh ban phúc. Vợ của ông nghĩ mãi mà không hiểu, liền hỏi:“Một ngày ba bữa đều là húp cháo loãng, sao có thể tính là hưởng phúc?”

Vị tiên sinh này trả lời: “Sống ở nơi thái bình, không có chiến sự thảm họa, đó là cái hạηh ρhúc lớn nhất. Hàng ngày có quần áo mặc, có cái ăn, không đến mức đông chịu lạnh, đói không có gì ăn là hạηh ρhúc lớn thứ hai. Trong người không có bệnh tật, không có tai họa, trong lao ngục không có τù nhân là cái hạηh ρhúc lớn thứ ba. Chúng ta có cả ba thứ ấy rồi chẳng phải là phúc sao?”

Nhiều cho rằng vị tiên sinh này không thành công, nhưng ông lại tự thấy mình hạnh ρhúc. Bởi vì trong lòng ông biết đủ, niềm hạηh ρhúc của ông đến từ góc độ tương đối. Có câu nói rất hay rằng: “Đừng khóc vì không có giày đi bởi vì có người còn không có chân để đứng!”.

Thế nên mới nói: “Biết đủ thì người nghèo khổ cũng vui, không biết đủ thì người giàu sang cũng u buồn”. Ở vào cùng một hoàn cảnh, chúng ta chỉ cần thay đổi cách, thay đổi cái tâm của mình thì hoàn cảnh cũng tự nhiên thay đổi. Có tâm biết đủ là quý trọng những gì có ở hiện tại. Chúng ta đừng nên nghĩ mình thiếu những gì mà nên nghĩ nhiều về những thứ mình đã có. Nếu không quý trọng, thì những thứ đang có hiện tại cùng rời bỏ chúng ta mà đi.

Thực ra, cách thoát khỏi tai họa chính là quý trọng phúc phận mình đang có. Ví như sinh mệnh và sức khỏe là tài phú lớn nhất của mỗi người nhưng mọi người lại thường xem nhẹ, đến lúc sắp mất đi rồi mới thấy hối tiếc thì đã muộn.

Vậy nên, đại nạn không chết, bệnh nặng mà khỏi sẽ khiến con người cảm nhận rõ rệt được niềm hạnh ρhúc tăng lên gấp bội. Trái lại, không biết đủ mà tham lam sẽ dễ dàng sai đường lạc lối, khiến tai họa “không nên có” ập đến.


Nguồn: Phụ Nữ Đời Sống

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

Khối đá khổng lồ trên 10.000 năm tuổi bị chẻ đôi như thể được cắt bằng laser

Trong sa mạc của Ả Rập Saudi có một tảng đá khổng lồ, niên đại hơn 10.000 năm bị cắt đôi một cách đồng đều và nhẵn đến khó tin, giống như thể được cắt bằng tia laser của công nghệ hiện đại. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất mà con người từng tìm thấy. 
 
Tảng đá khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều năm qua vì vết cắt quá ngọt và chuẩn từng milimet. (Ảnh: Pinterest) 

Nằm tại Ốc đảo Tamya ở Ả Rập Saudi là một tảng cự thạch bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều năm qua, và cho đến hiện tại vẫn chưa có lời giải đáp nào thỏa đáng về nguồn gốc của nó dù cho đã có rất nhiều tranh cãi và giả thuyết được đưa ra.

Tảng đá có tên Al-Naslaa, được Charles Huver phát hiện vào năm 1883. Như có thể thấy, khối đá cổ đại này bị cắt đôi thành hai nửa, mỗi nửa đứng trên một chân đế rất nhỏ, và không biết bằng cách nào chúng giữ được thăng bằng một cách đáng kinh ngạc sau chừng ấy thời gian, thậm chí không xê dịch một chút nào.
Khoảng cách giữa 2 khối đá từ trên xuống dưới đồng đều nhau một cách hoàn hảo. Chính vết cắt ngọt không tì vết ấy khiến người ta nghi ngờ rằng nó được cắt bằng tia laser hay một công nghệ nào đó vô cùng hiện đại.

Thế nhưng nên biết rằng, thậm chí công nghệ laser là vẫn còn rất mới mẻ đối với chúng ta trong thời đại ngày nay, tức là cách thời gian vết cắt này được tạo ra hàng ngàn năm. Làm cách nào con người thời đó có thể chẻ đôi một tảng đá khổng lồ một cách chính xác như vậy chỉ bằng những công cụ thô sơ?

Mặt sau của tảng đá. (Ảnh: Google Plus)

Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho nguồn gốc vết cắt, một trong số đó cho rằng nó bị cắt từ một hiện tượng tự nhiên chứ không phải do bàn tay con người. Từ cách đây rất lâu, đã có những rung động nhỏ trong lòng đất bên dưới tảng đá, tạo ra những vết nứt nhỏ trên bề mặt nó. Dần dần qua nhiều thế kỷ, những vết nứt ấy lan rộng dần rồi bất ngờ toác làm đôi ngay tại trung tâm tảng đá như chúng ta đã thấy.

Thế nhưng lời giải thích ấy vẫn chưa thỏa đáng ở chỗ nếu là vết cắt tự nhiên thì nó không thể nhẵn và chuẩn đến từng milimet đến như thế được. Điều đó làm dấy lên một giả thuyết thứ hai, đó là đã từng có một nền văn minh vô cùng tiên tiến tồn tại quanh khu vực của tảng đá, bằng chứng là có những hình vẽ kỳ lạ được khắc lên mặt phẳng của nó.

Và có lẽ chính họ đã dùng những kỹ thuật nào đó rất cao siêu để cắt đôi tảng đá nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó. Nhưng theo thời gian, nền văn minh này đã bị quét sạch khỏi Trái đất. Nếu đó là sự thật thì lịch sử của nhân loại có lẽ sẽ phải viết lại.

Một trong số các hình vẽ bí ẩn được khắc trên mặt tảng đá. (Ảnh: Twitter) 

Còn đây là hình khắc mặt người chăng? (Ảnh: taringa.net)

Theo các nhà khảo cổ học, những ghi chép cổ nhất về Ốc đảo Tamya là có từ thế kỷ thứ 8 TCN, khi đó nó được gọi bằng cái tên Tiamat. Những dòng khắc bằng chữ tượng hình có từ thứ kỷ thứ 6 TCN cũng được tìm thấy tại thành phố này. Vậy có khả năng đây chính là nền văn minh đã tạo ra nhát cắt ngọt như laser kia không?

Nếu đúng là thế thì họ đã sử dụng kỹ thuật nào? Tảng đá đó được cắt đôi để làm gì? Có phải nó chỉ đứng một mình hay là tàn tích của một công trình nào vĩ đại hơn? Chuyện gì đã xảy ra với nền văn minh ấy?
Hiện tại, tất cả những gì xoay quanh Al-Naslaa và vết cắt của nó, thậm chí cả vùng đất xung quanh nó, vẫn còn là điều bí ẩn với nhân loại.

Xin xem thêm clip sau, xem theo YouTube tại đây
 

Tinh Hoa Nguồn: Báo Bình Luận

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

TIN BUỒN: Nhạc mẫu bạn Phí Ngọc Sơn (lớp 9K9) là bà Đặng Thị Huệ đã từ trần ngày 05/11/2019



TIN BUỒN

HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN

Nhạc mẫu bạn Phí Ngọc Sơn (lớp 9K9) là bà Đặng Thị Huệ đã từ trần ngày 05/11/2019 , hưởng thọ 81 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 12g00 ngày 05/11/2019 tại tư gia, địa chỉ 99/16 đường Huỳnh Văn Nghệ, quận Gò Vấp, Tp.HCM. 


Lễ động quan lúc 07g00 ngày 08/11/2019. Sau dó, sẽ di quan và hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, HCM.

Các bạn có thể chia buồn với bạn Phí Ngọc Sơn và gia quyến tại địa chỉ nêu trên hoặc qua điện thoại riêng số 0938269416 hoặc qua viber "We Are K9". 

Ban liên lạc K9(C22) và Lớp 9K9 xin thành kính phân ưu.


HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH ĐỒNG KÍNH BÁO




Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Hình ảnh và video họp mặt K9(C22) lần 7 ngày 20/10/2019 - kỷ niệm 35 năm hội ngộ


Xin gửi đến các bạn hình ảnh và video họp mặt K9(C22) lần 7 ngày 20/10/2019 - kỷ niệm 35 năm hội ngộ - như sau:

Lần 7:

Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây
Xem theo links của Nguyễn Tuấn, P1 tại đây và P2 tại đây 
Xem video theo YouTube tại đây, có thể xem theo link của Nguyễn Tuấn tại đây



Hoặc xem theo Playlist YouTube tại đây



Xin xem lại các lần họp mặt trước đây.

Lần 1:
Lược thuật lần họp mặt lần 1 (2013), xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây, xem video tại đây

Lần 2:
Lược thuật lần họp mặt lần 2 (2014) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây , xem ảnh do bạn Tuấn lớp 7 cung cấp tại đây
, các bạn xem chi tiết Video theo YouTube tại đây

Lần 3:
Lược thuật lần họp mặt lần 3 (2015) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây 

Lần 4:
Lược thuật lần họp mặt lần 4 (2016) , xin click vào đây
Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây

Lần 5:
Lược thuật lần họp mặt lần 5 (2017) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây

Lần 6:
Lược thuật lần họp mặt lần 6 (2018) , xin click vào đây
Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây
Xem video tại đây