Chào mừng bạn đến với Blog K9(1984-1988)-Đại Học Tài Chính Kế Toán Tp.HCM- Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

Nước đổ khó hốt, có 7 loại lời không nên tùy tiện nói

Cổ nhân nói “nước đổ khó hốt”, nước hắt ra khỏi bát thì không cách nào thu hồi lại được, lời nói ra cũng tựa như vậy. Vậy nên, mỗi lời nói ra khỏi miệng, không thể không cẩn thận suy nghĩ.


Mỗi lời nói ra khỏi miệng, không thể không cẩn thận suy nghĩ.

Nói chuyện là một nghệ thuật, cho dù giảng lời hay, cũng không khỏi phải đắn đo suy nghĩ. Giảng nói lời không hay, khiến đối phương nghe xong đều sẽ mất hứng, đương nhiên càng không nên nói. Vậy lời những lời không nên nói là những loại lời nào?

1. Lời chán nản không nên nói

Có người thường xuyên thích than vãn, nói lời chán nản, nhụt chí. Kỳ thực trong cuộc sống, sẽ có người động viên cổ vũ bạn, nhưng cho dù không có ai động viên, bạn cũng phải tự khích lệ chính mình. Chính mình không cổ vũ chí hướng của mình, lại nói lời chán nản nhụt chí, đương nhiên sẽ chìm đắm trong trụy lạc.

2. Lời giận dỗi không nên nói

Người đang tức giận thì thường không tự chủ mà trút lời giận dỗi, có khi làm thương tổn người khác, nhưng có khi cũng làm tổn thương chính mình. Người trong lúc bị ức hiếp, mắng chửi, tốt nhất là nên cố gắng giữ bình tĩnh, không nên tùy tiện lên tiếng. Bởi lời nói trong khi nổi nóng, thường rất khó nghe, vậy nên tuyệt không nên nói.

3. Lời oán hận không nên nói

Người trong lúc không vừa ý hài lòng, thường nói ra những lời trách móc oán hận, oán hận ông chủ, oán hận bạn bè, thậm chí oán hận cả người nhà. Người hay nói lời oán hận, thường hay mượn đề tài để nói chuyện của mình, đâm bị thóc, chọc bị gạo, muốn đối phó người này, muốn đối phó người kia. Tuy nhiên kết quả chính mình lại phải nhận quả đắng. Hà tất phải bị như vậy?

4. Lời làm tổn hại người khác không thể nói

Có người nói năng tùy tiện, đối với người khác không đủ tôn trọng và bao dung, thường xuyên dùng lời nói làm tổn thương người khác, có lúc là hại người ích ta, có lúc tổn hại người khác mà không có lợi cho mình. Lời nói hại người là nhất thời, nhưng nhân cách của mình bị người ta coi thường, lại là tổn thương vĩnh viễn.

Lời làm tổn hại người khác không thể nói.

5. Lời khoe khoang không nên nói

Có người trong lời nói, thích khoe khoang, phô trương chính mình, tuy nhiên như vậy người khác nghe xong chưa chắc sẽ phục. Cho nên tự mình khoe khoang cũng không mang lại lợi ích gì, ngược lại còn gây hại.

Người muốn vĩ đại, nhất định phải làm nên sự nghiệp vĩ đại; vĩ đại là phải để người khác nói, không thể tự mình tung hô, bản thân cần phải hết sức khiêm tốn.

6. Lời nói dối không thể nói

Nhà Phật giảng “ngũ giới”, “vọng ngữ giới” là một trong số đó. Vọng ngữ chính là “thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, đúng nói sai, sai nói đúng”, cũng chính là “nói dối”, là lời nói không thật. Nói dối quen thói, sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng.

7. Lời riêng tư không nên nói

Mỗi người đều có chuyện riêng tư, điều riêng tư của mình đương nhiên không muốn bị người khác biết, cũng không muốn bị người khác rêu rao.

Nếu như bạn tố giác chuyện riêng tư của người khác, dù có thể không khiến đối phương phản bác gì, nhưng bạn đã tự mình bại lộ tính cách của mình.

Người ở trong nhà, chẳng những che nắng che mưa, còn vì an toàn, quan trọng hơn nữa là để được bảo vệ riêng tư; người mặc quần áo, một mặt là vì giữ ấm, đồng thời cũng là che đậy thân thể, che giấu bí mật của mình. Cho nên người với người cần tôn trọng lẫn nhau, không thể bại lộ chuyện riêng tư của người khác.

Bảo An (Theo kannewyork.com)

Nguồn: TINH HOA

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

TIN BUỒN: Thân mẫu bạn Lưu Thị Hoàn Thủy (lớp 10K9) là bà Thân Thị Loan đã từ trần ngày 18/12/2019


TIN BUỒN

HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN

Thân mẫu bạn Lưu Thị Hoàn Thủy (lớp 10K9) là bà Thân Thị Loan đã từ trần ngày 18/12/2019, hưởng thọ 76 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 13g00 ngày 18/12/2019 tại tư gia, địa chỉ số 52 đường Võ Trứ, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa. 


Lễ động quan lúc 07g00 ngày 20/12/2019 và di quan an táng tại nghĩa trang Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa.

Các bạn có thể chia buồn với bạn Lưu Thị Hoàn Thủy và gia quyến tại địa chỉ nêu trên hoặc qua viber "We Are K9". 

Ban liên lạc K9(C22) và Lớp 10K9 xin thành kính phân ưu.


HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH ĐỒNG KÍNH BÁO




Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Trên đời, công bằng nhất không gì qua được luật nhân quả

Thân làm chuyện tốt, miệng nói lời tốt, tâm tồn thiện niệm, đó chính là “tam hảo”. “Tam hảo” này sẽ giúp chúng ta quyết định con đường nên đi khi gặp ngã rẽ giữa tốt và xấu. Vì thiện ác hữu báo, không phải không báo, mà là chưa báo.


Thân làm chuyện tốt, miệng nới lời tốt, tâm tồn thiện niệm, đó chính là “tam hảo”.

Con người có ba thứ rất quan trọng: Thân thể, có thể làm chuyện tốt hoặc chuyện xấu; miệng, có thể nói lời hữu ích hoặc xằng bậy; tâm, có thể sinh thiện niệm hoặc tà niệm. Ví như cũng là nắm đấm, ta đánh người một quyền là xấu; nhưng người đấm lưng cho ta lại là việc tốt. Còn như nói về tiền, có tiền sạch, cũng có tiền tài bất chính.

Cổ nhân từng giảng, không được tạo ác nghiệp; thiện nghiệp mới có thể giúp người lên thiên đường, tạo ác nghiệp chỉ thể hạ địa ngục, con người được thăng thiên, hay bị giáng hạ địa ngục, đều là tùy vào niệm đầu của chúng ta mà ra.

Cái gọi là “tam hảo chi gia” chính là chỉ thân, khẩu, ý. Thân làm chuyện tốt, miệng nói điều tốt, tâm tồn thiện niệm chính là “tam hảo”. Phía trước có hai con đường, một con đường thiện, một con đường ác, chúng ta đến ngã ba, nên chọn đường nào, “tam hảo” này sẽ giúp chúng ta quyết định con đường nên đi.

Có người còn hoài nghi về quan hệ nhân quả thiện ác. Vì có người làm chuyện tốt lại không thấy phúc báo, làm chuyện xấu vẫn vinh hoa phú quý. Tuy nhiên, đó chính là nhân quả, người này làm chuyện xấu, nhưng có nhân duyên phú quý nên có nhiều tiền gửi ngân hàng, bạn không thể không cho họ lấy. Còn bạn làm việc tốt, tại sao chưa có phúc báo, đó là vì bạn đang mắc nợ, làm người tốt thì có thể không trả nợ sao? Kinh tế có nhân quả của kinh tế, đạo đức có nhân quả của đạo đức, sức khỏe có nhân quả của sức khỏe.

Muốn khỏe mạnh phải tập thể dục, phải chú ý dinh dưỡng và vệ sinh, không phải nói ta bái Phật ăn chay là có thể sống lâu trăm tuổi, đây là hiểu biết sai lầm về nhân quả. Muốn phát tài, phải cần cù, nỗ lực cố gắng trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Có nguyên nhân mới có kết quả, bởi vì nhân không tương ứng, thì không thể đắc quả.


Hành “tam hảo”, chính là đang gây dựng nhân duyên tốt. Nếu làm người tốt vẫn chưa thấy hồi báo tốt, thì đừng nên sốt ruột, luật nhân quả nhất định sẽ không cô phụ người; nó sớm muộn gì cũng sẽ trả lại cho bạn.

Phi không thể thắng lý, lý không thể thắng pháp; pháp không thể thắng quyền; quyền không thể thắng thiên. Sống ở đời, đùng nên so đo được mất thế nào; họ tại sao lại đánh ta; tại sao vũ nhục, làm tổn thương người thân của ta,… Tất cả đều có nguyên nhân đằng sau nó.

Giữa nhân quả còn có một thứ quan trọng, đó chính là “duyên”, tài phú, sự nghiệp, giao hữu, đều là do duyên phận. Vậy “duyên” là gì? Phật Thích Ca Mâu Ni khai ngộ tại gốc cây bồ đề, ngộ được gì? Là chân lý, chính là bất luận điều gì cũng đều vì nhân duyên mà đến. Nếu nhân muốn sinh quả, nhất định phải có duyên.

Ví như bạn trồng hạt dưa hấu, đặt nó trên mặt bàn, thì sẽ không thể đơm hoa kết quả, phải đem nó trồng xuống đất, có ánh nắng Mặt trời, không khí, hơi nước, thì mới có thể đơm hoa kết quả, vì thế đối với mối quan hệ giữa nhân, duyên, quả, chúng ta cũng không dễ mà hiểu được, cũng không phải chỉ đơn giản như vậy.

Giữa nhân quả còn có một thứ quan trọng chính là duyên. (Ảnh: jkcfw.com)

Bước đầu tiên của nhân duyên, chính là cách nhìn nhận sự việc, phải có được kiến giải đúng đắn, kiến thức chính xác thì không thể nhìn sai, trên thực tế chúng ta nhận thức sai rất nhiều. Thị phi, thiện ác, tốt xấu, đều có những tiêu chuẩn nhất định. Tùy người mà xét vật, thường thì phần tử trí thức, học giả, thánh hiền sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn. Nhìn một chén trà, họ thấy không chỉ là chén trà, nó còn là đồ sứ, nó được sản xuất ra ở đâu, giá trị bao nhiêu,… Họ nhìn thấu thêm được rất nhiều điều.

Ví như có cái bàn, hỏi mọi người, đây là cái gì? Tất cả mọi người nói đây là cái bàn, nhưng sai rồi, cái bàn chỉ là giả tướng, nó là vật liệu gỗ có thể làm ra cái ghế, cái bàn? Lại sai rồi, nó không phải vật liệu gỗ, vật liệu gỗ cũng là giả tướng, nó là một thân cây; nó là đại thụ? Cũng sai rồi, đây là một hạt giống, nó thông qua ánh nắng Mặt trời, không khí, bùn đất, hơi nước, những nhân duyên này hòa hợp với nhau để tạo thành một cây đại thụ.

Đừng nói một thân cây, cho dù là một hạt cát đều chứa trong đó năng lục vạn hữu của vũ trụ kết hợp lại. Ai cũng có gia đình, người trong nhà đều có nhân duyên, nên vợ chồng cũng vì có duyên phận, nhưng phải là thiện duyên thì mới tốt.

Duyên là cần điều kiện, không thể đơn độc tồn tại. Bạn muốn ăn cơm, phải có nông dân, muốn mặc quần áo, muốn mua đồ đạc phải có thương nhân, giao thông cần có lái xe, con người cần phải có rất nhiều duyên phận mới có thể tồn tại.

Lê Hiếu biên dịch
Nguồn: Tinh Hoa

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Nhân Quả

Có một cổ ngữ 'NHÂN NÀO QUẢ NẤY' Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này, và tôi mong bạn chuyển tiếp nó. Hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng. Đừng xóa nó, đừng gửi nó trở lại. Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến một người bạn. Những người bạn tốt, giống như những vì sao. Bạn không luôn luôn trông thấy họ, bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đó.



Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị 'pan' đậu bên đường. Tuy trời đã sẩm tối, anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề, đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe Pontiac cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại. Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ, không một ai dừng xe lại để giúp bà. Người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không? Trông ông không an toàn cho bà vì ông nhìn có vẻ nghèo và đói.

Người đàn ông đã có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà cụ đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh biết cảm giác lo sợ của bà như thế nào rồi. Cái run đó, nỗi lo sợ trong lòng đó mới là lý do tự nó thành hình trong ta...

Anh nói: 'Tôi đến đây là để giúp bà thôi. Bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm áp? Luôn tiện, tôi tự giới thiệu tôi tên là Bryan Anderson.'

Thật ra thì xe của bà chỉ có mỗi vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Bryan bò xuống phía dưới gầm xe tìm một chỗ để con đội vào và lại bị trầy da chỗ khuỷ tay cũng như lòng bàn tay một hai lần gì đó.

Chẳng bao lâu anh đã thay được bánh xe. Nhưng anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau rát.

Trong khi anh đang siết chặt mấy con ốc bánh xe, bà cụ xuống cửa kiếng và bắt đầu nói chuyện với anh. Bà cho anh biết bà từ St. Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. Bà không thể cám ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà. Bryan chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nắp thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền. Bryan chưa hề nghĩ đến điều là sẽ được trả tiền, đây không phải là nghề của anh.Anh chỉ giúp người đang cần được giúp đỡ vì Chúa, Phật hay chính bản thân anh cũng biết rằng đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó, và chưa bao giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại.

Anh nói với bà cụ nếu bà thật sự muốn trả ơn cho anh thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ, bà có thể sẵn sàng cho người ấy sự giúp đỡ của bà, và Bryan nói thêm: 'Và hãy nghĩ đến tôi'

Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu lên xe của mình đi về. Hôm ấy là một ngày ảm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà.

Chạy được vài dặm trên con lộ, bà cụ trông thấy một tiệm ăn nhỏ. Bà ghé lại, tìm cái gì để ăn và để đỡ lạnh phần nào, trước khi bà đi đoạn đường chót về nhà. Đó là một nhà hàng ăn trông có vẻ không được thanh lịch. Bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ. Cảnh vật rất xa lạ với bà. Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi, mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt. Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù đã phải đứng suốt ngày nay để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng tám tháng gì đó nhưng dưới cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ ra sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ.

Rồi tự nhiên bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Bryan hồi nãy. Và bà cụ vẫn còn thắc mắc, không hiểu tại sao một người có ít đến độ thiếu thốn mà lại sẵn lòng cho một người lạ mặt rất nhiều...

Sau khi ăn xong, bà trả bằng tờ giấy bạc một trăm đô-la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để thối lại tờ bạc một trăm của bà cụ… nhưng bà cụ đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa mất rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi khuất. Chị hầu bàn thắc mắc, không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi dọn dẹp, chị để ý trên bàn thấy có dòng chữ viết lên chiếc khăn giấy lau miệng…

Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết: 'Cô sẽ không nợ gì tôi cả. Tôi cũng đã từng ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô hiện nay. Có ai đó đã một lần giúp tôi, giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm: Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô.'

Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng, bà cụ còn lót tặng thêm bốn tờ giấy bạc 100 đô-la nữa.

Thật ra, còn có những bàn ăn cần lau dọn, những hũ đường cần đổ đầy, và những khách hàng để phục vụ... Và chị hầu bàn đã hoàn tất những việc ấy để sửa soạn cho qua ngày mai.

Tối hôm đó, dù khi đi làm về và leo lên giường nằm, chị vẫn còn nghĩ về số tiền và những gì bà cụ đã viết cho. Làm thế nào mà bà cụ đã biết chị và chồng của chị hiện đang cần số tiền ấy? Với sự sanh nở đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn… Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào, và trong lúc anh ta nằm ngủ cạnh chị, chị cho anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh, 'Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Em thương anh, Bryan, ạ.' (chị đâu có biết anh Bryan đã thay bánh xe cho bà già tội nghiệp trước đó).

Có một cổ ngữ 'NHÂN NÀO QUẢ NẤY' Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này, và tôi mong bạn chuyển tiếp nó. Hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng. Đừng xóa nó, đừng gửi nó trở lại. Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến một người bạn. Những người bạn tốt, giống như những vì sao. Bạn không luôn luôn trông thấy họ, bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đó.

Nguồn: Hoa Xương Rồng

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

TIN BUỒN: Thân phụ bạn Phạm Công Văn (lớp 10K9) và bạn Phạm Thị Bạch Huệ (lớp 7K9) là ông Phạm Văn Đỗ đã từ trần ngày 21/11/2019


TIN BUỒN

HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN

Thân phụ bạn Phạm Công Văn (lớp 10K9) và bạn Phạm Thị Bạch Huệ (lớp 7K9) là ông Phạm Văn Đỗ đã từ trần ngày 21/11/2019, hưởng thọ 88 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 08g00 ngày 22/11/2019 tại tư gia, địa chỉ số 496 đường Bùi Thị Xuân, Thị Trấn Phước Vĩnh, Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương. 


Lễ động quan lúc 07g40 ngày 24/11/2019 và Thánh Lễ An Táng sẽ được cử hành tại Thánh đường giáo xứ Phước Vĩnh. Sau dó, sẽ di quan và an táng tại nghĩa trang Giáo Xứ Phước Vĩnh, Bình Dương.

Các bạn có thể chia buồn với bạn Phạm Công Văn (0903705116), bạn Phạm Thị Bạch Huệ (0913937181) gia quyến tại địa chỉ nêu trên hoặc qua viber "We Are K9". 

Ban liên lạc K9(C22) và Lớp 07K9 - Lớp 10K9  xin thành kính phân ưu.


HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH ĐỒNG KÍNH BÁO




Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

TIN BUỒN: Thân mẫu bạn Trần Văn Hoàng (lớp 5K9) là bà Huỳnh Thị Bảy đã từ trần ngày 18/11/2019


TIN BUỒN

HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN

Thân mẫu bạn Trần Văn Hoàng (lớp 5K9) là bà Huỳnh Thị Bảy đã từ trần ngày 18/11/2019, hưởng thọ 87 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 15g00 ngày 18/11/2019 tại tư gia, địa chỉ số 556 đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, Tp.HCM. 


Lễ động quan lúc 04g00 ngày 21/11/2019 và Thánh Lễ An Táng sẽ được cử hành tại Thánh đường giáo xứ Xóm Chiếu. Sau dó, sẽ di quan và hỏa táng tại nghĩa trang Đa Phước, HCM.

Các bạn có thể chia buồn với bạn Trần Văn Hoàng và gia quyến tại địa chỉ nêu trên hoặc qua điện thoại riêng số 0969647130 hoặc qua viber "We Are K9". 

Ban liên lạc K9(C22) và Lớp 5K9 xin thành kính phân ưu.


HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH ĐỒNG KÍNH BÁO




Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

Nhớ về ngày 20-11 , nghe đọc một số sách nói về Thầy Cô



Thầy Và Chuyến Đò Xưa

Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...


Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Tháng 07 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

Mời các bạn thưởng thức một số clip ca nhạc về tuổi học trò tại đây



Mời nghe một số câu chuyện về thầy cô qua nguồn "Sách nói giành cho người mù" sau:

1/ Chén trà tri ân thầy cô (nghe tại đây)
2/ Ông Thầy cũ kỹ (nghe tại đây)
3/ Trái tim người thầy (nghe tại đây)
4/ Chuyện về thầy cô và bạn bè (nghe tại đây)
5/ Những câu chuyện về người Thầy (nghe tại đây)
6/ Thầy đã sưởi ấm trái tim em (nghe tại đây)
7/ Chu Văn An - Người thầy của muôn đời (nghe tại đây)

Mời nghe một số đoản văn hay về nhớ ơn thầy cô giáo qua YouTube.

1/ Những câu chuyện về người thầy



2/ Ba người thầy vĩ đại



Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

“Biết đủ” thì nghèo khổ cũng vui, “không biết đủ” thì giàu sang cũng vẫn buồn

Cuộc sống này biết sống như thế nào mới gọi là đủ? Điều quan trọng là trong tâm con người ta biết đủ thì đủ thôi!


“Biết đủ” thì nghèo khổ cũng vui, “không biết đủ” thì giàu sang cũng vẫn buồn

Kỳ thực “Cao ốc ngàn gian, thì đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, lý do gì mà chúng ta phải tham lam nhiều thứ như thế? Đến cuối cùng, tiền nhiều đến mấy, chức vị cao đến đâu đi nữa thì đến lúc lìa đời thì đâu còn ý nghĩa gì?

Sự tham lam lòng người là vô hạn. Bởi thế mà ông cha có câu: “Người không biết đủ giống như con rắn muốn nuốt cả con voi”, nuốt không được cũng lại không muốn nhả ra. Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắτ gặp rất nhiều người bị “danh và lợi” buộc vào mình. Họ mãi chạy theo, một phút cũng không dừng lại, có thứ này lại muốn thứ khác, có rồi lại muốn cái mới hơn, cả ngày “được voi đòi tiên”.

Có một điều hiển nhiên rằng dục vọng của con người không bao giờ có thể thỏa mãn được. Nếu một mực cưỡng cầu thì nhất định sẽ sinh ra phiền não. Con người sống truy cầu danh lợi vốn là để được hạηh ρhúc, vui vẻ, nhưng rất nhiều người vì truy cầu không được lại đάnh mất niềm vui, niềm hạηh ρhúc vốn có. Đây đúng là cái vòng luẩn quẩn của nhân sinh.

Thực ra, quan trọng là ở tâm con người, tâm biết đủ quan trọng đến mức nào đối với sinh mệnh của một người. Suy cho cùng: “Cao ốc ngàn gian, thì đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, hà cớ gì chúng ta phải truy cầu lắm thứ như thế?

Có người nói: “Tôi cũng không muốn liều mạng, quả thật không cần quá nhiều vật chất và hưởng lạc, nhưng danh lợi là dấu hiệu của sự thành công. Cho nên, buông bỏ là không có chí tiến thủ, không thể buông xuống được.” Không thể nghi ngờ rằng, danh lợi có phần mang đến sự vinh quang cho con người, tự nhiên có lực hấp dẫn rất mạnh mẽ. Tuy nhiên thành công và danh lợi lại không nhất định là ngang hàng với nhau.

Một người hám danh lợi sẽ khiến tâm không còn tĩnh tại, dễ làm nhiều việc không nên. Từ xưa đến nay, có bao nhiêu người cả đời lao tâm lao lực, đến lúc vinh hoa phú quý, công thành danh toại tưởng rằng như thế là hạηh ρhúc, khoái hoạt. Nhưng quay đầu lại nhìn thì hóa ra, hạηh ρhúc lại không phải ở nơi ấy…

Người như vậy ở nơi nào cũng có, họ rốt cuộc cuối cùng là thành công hay thất bại?

Người biết đủ sẽ không chọn cách sống như vậy, họ cự tuyệt cách sống “chui đầu vào cái giỏ danh lợi”, bởi vì họ biết sẽ bị “danh lợi” làm khổ cả đời. “Danh lợi” tuy rằng ở một mức độ nào đó sẽ khiến con người khoái hoạt hạηh ρhúc nhưng dục vọng “danh lợi” mãi cứ giãn nở ra vô hạn thì chỉ có thể làm cho người ta thống khổ mà thôi.

Bởi thế nên, cổ nhân giảng: “Thấy đủ thường vui!” Một người biết đủ ở phương diện công danh lợi lộc có thể không thành công như người khác nhìn vào nhưng hẳn là sẽ vui vẻ, hạηh ρhúc. “Biết đủ” chính là cách nắm giữ hạηh ρhúc trong tay.

“Vui vẻ” là yếu tố không thể thiếu của mỗi người. Vào triều đại nhà Minh, có một vị tiên sinh dạy học, gia cảnh bần hàn nhưng mỗi ngày đều dâng hương bái lễ, cảm tạ trời xanh ban phúc. Vợ của ông nghĩ mãi mà không hiểu, liền hỏi:“Một ngày ba bữa đều là húp cháo loãng, sao có thể tính là hưởng phúc?”

Vị tiên sinh này trả lời: “Sống ở nơi thái bình, không có chiến sự thảm họa, đó là cái hạηh ρhúc lớn nhất. Hàng ngày có quần áo mặc, có cái ăn, không đến mức đông chịu lạnh, đói không có gì ăn là hạηh ρhúc lớn thứ hai. Trong người không có bệnh tật, không có tai họa, trong lao ngục không có τù nhân là cái hạηh ρhúc lớn thứ ba. Chúng ta có cả ba thứ ấy rồi chẳng phải là phúc sao?”

Nhiều cho rằng vị tiên sinh này không thành công, nhưng ông lại tự thấy mình hạnh ρhúc. Bởi vì trong lòng ông biết đủ, niềm hạηh ρhúc của ông đến từ góc độ tương đối. Có câu nói rất hay rằng: “Đừng khóc vì không có giày đi bởi vì có người còn không có chân để đứng!”.

Thế nên mới nói: “Biết đủ thì người nghèo khổ cũng vui, không biết đủ thì người giàu sang cũng u buồn”. Ở vào cùng một hoàn cảnh, chúng ta chỉ cần thay đổi cách, thay đổi cái tâm của mình thì hoàn cảnh cũng tự nhiên thay đổi. Có tâm biết đủ là quý trọng những gì có ở hiện tại. Chúng ta đừng nên nghĩ mình thiếu những gì mà nên nghĩ nhiều về những thứ mình đã có. Nếu không quý trọng, thì những thứ đang có hiện tại cùng rời bỏ chúng ta mà đi.

Thực ra, cách thoát khỏi tai họa chính là quý trọng phúc phận mình đang có. Ví như sinh mệnh và sức khỏe là tài phú lớn nhất của mỗi người nhưng mọi người lại thường xem nhẹ, đến lúc sắp mất đi rồi mới thấy hối tiếc thì đã muộn.

Vậy nên, đại nạn không chết, bệnh nặng mà khỏi sẽ khiến con người cảm nhận rõ rệt được niềm hạnh ρhúc tăng lên gấp bội. Trái lại, không biết đủ mà tham lam sẽ dễ dàng sai đường lạc lối, khiến tai họa “không nên có” ập đến.


Nguồn: Phụ Nữ Đời Sống

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

Khối đá khổng lồ trên 10.000 năm tuổi bị chẻ đôi như thể được cắt bằng laser

Trong sa mạc của Ả Rập Saudi có một tảng đá khổng lồ, niên đại hơn 10.000 năm bị cắt đôi một cách đồng đều và nhẵn đến khó tin, giống như thể được cắt bằng tia laser của công nghệ hiện đại. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất mà con người từng tìm thấy. 
 
Tảng đá khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều năm qua vì vết cắt quá ngọt và chuẩn từng milimet. (Ảnh: Pinterest) 

Nằm tại Ốc đảo Tamya ở Ả Rập Saudi là một tảng cự thạch bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều năm qua, và cho đến hiện tại vẫn chưa có lời giải đáp nào thỏa đáng về nguồn gốc của nó dù cho đã có rất nhiều tranh cãi và giả thuyết được đưa ra.

Tảng đá có tên Al-Naslaa, được Charles Huver phát hiện vào năm 1883. Như có thể thấy, khối đá cổ đại này bị cắt đôi thành hai nửa, mỗi nửa đứng trên một chân đế rất nhỏ, và không biết bằng cách nào chúng giữ được thăng bằng một cách đáng kinh ngạc sau chừng ấy thời gian, thậm chí không xê dịch một chút nào.
Khoảng cách giữa 2 khối đá từ trên xuống dưới đồng đều nhau một cách hoàn hảo. Chính vết cắt ngọt không tì vết ấy khiến người ta nghi ngờ rằng nó được cắt bằng tia laser hay một công nghệ nào đó vô cùng hiện đại.

Thế nhưng nên biết rằng, thậm chí công nghệ laser là vẫn còn rất mới mẻ đối với chúng ta trong thời đại ngày nay, tức là cách thời gian vết cắt này được tạo ra hàng ngàn năm. Làm cách nào con người thời đó có thể chẻ đôi một tảng đá khổng lồ một cách chính xác như vậy chỉ bằng những công cụ thô sơ?

Mặt sau của tảng đá. (Ảnh: Google Plus)

Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho nguồn gốc vết cắt, một trong số đó cho rằng nó bị cắt từ một hiện tượng tự nhiên chứ không phải do bàn tay con người. Từ cách đây rất lâu, đã có những rung động nhỏ trong lòng đất bên dưới tảng đá, tạo ra những vết nứt nhỏ trên bề mặt nó. Dần dần qua nhiều thế kỷ, những vết nứt ấy lan rộng dần rồi bất ngờ toác làm đôi ngay tại trung tâm tảng đá như chúng ta đã thấy.

Thế nhưng lời giải thích ấy vẫn chưa thỏa đáng ở chỗ nếu là vết cắt tự nhiên thì nó không thể nhẵn và chuẩn đến từng milimet đến như thế được. Điều đó làm dấy lên một giả thuyết thứ hai, đó là đã từng có một nền văn minh vô cùng tiên tiến tồn tại quanh khu vực của tảng đá, bằng chứng là có những hình vẽ kỳ lạ được khắc lên mặt phẳng của nó.

Và có lẽ chính họ đã dùng những kỹ thuật nào đó rất cao siêu để cắt đôi tảng đá nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó. Nhưng theo thời gian, nền văn minh này đã bị quét sạch khỏi Trái đất. Nếu đó là sự thật thì lịch sử của nhân loại có lẽ sẽ phải viết lại.

Một trong số các hình vẽ bí ẩn được khắc trên mặt tảng đá. (Ảnh: Twitter) 

Còn đây là hình khắc mặt người chăng? (Ảnh: taringa.net)

Theo các nhà khảo cổ học, những ghi chép cổ nhất về Ốc đảo Tamya là có từ thế kỷ thứ 8 TCN, khi đó nó được gọi bằng cái tên Tiamat. Những dòng khắc bằng chữ tượng hình có từ thứ kỷ thứ 6 TCN cũng được tìm thấy tại thành phố này. Vậy có khả năng đây chính là nền văn minh đã tạo ra nhát cắt ngọt như laser kia không?

Nếu đúng là thế thì họ đã sử dụng kỹ thuật nào? Tảng đá đó được cắt đôi để làm gì? Có phải nó chỉ đứng một mình hay là tàn tích của một công trình nào vĩ đại hơn? Chuyện gì đã xảy ra với nền văn minh ấy?
Hiện tại, tất cả những gì xoay quanh Al-Naslaa và vết cắt của nó, thậm chí cả vùng đất xung quanh nó, vẫn còn là điều bí ẩn với nhân loại.

Xin xem thêm clip sau, xem theo YouTube tại đây
 

Tinh Hoa Nguồn: Báo Bình Luận

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

TIN BUỒN: Nhạc mẫu bạn Phí Ngọc Sơn (lớp 9K9) là bà Đặng Thị Huệ đã từ trần ngày 05/11/2019



TIN BUỒN

HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN

Nhạc mẫu bạn Phí Ngọc Sơn (lớp 9K9) là bà Đặng Thị Huệ đã từ trần ngày 05/11/2019 , hưởng thọ 81 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 12g00 ngày 05/11/2019 tại tư gia, địa chỉ 99/16 đường Huỳnh Văn Nghệ, quận Gò Vấp, Tp.HCM. 


Lễ động quan lúc 07g00 ngày 08/11/2019. Sau dó, sẽ di quan và hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, HCM.

Các bạn có thể chia buồn với bạn Phí Ngọc Sơn và gia quyến tại địa chỉ nêu trên hoặc qua điện thoại riêng số 0938269416 hoặc qua viber "We Are K9". 

Ban liên lạc K9(C22) và Lớp 9K9 xin thành kính phân ưu.


HỘI CSV K9(C22) - ĐH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TP.HCM
VÀ GIA ĐÌNH ĐỒNG KÍNH BÁO




Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Hình ảnh và video họp mặt K9(C22) lần 7 ngày 20/10/2019 - kỷ niệm 35 năm hội ngộ


Xin gửi đến các bạn hình ảnh và video họp mặt K9(C22) lần 7 ngày 20/10/2019 - kỷ niệm 35 năm hội ngộ - như sau:

Lần 7:

Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây
Xem theo links của Nguyễn Tuấn, P1 tại đây và P2 tại đây 
Xem video theo YouTube tại đây, có thể xem theo link của Nguyễn Tuấn tại đây



Hoặc xem theo Playlist YouTube tại đây



Xin xem lại các lần họp mặt trước đây.

Lần 1:
Lược thuật lần họp mặt lần 1 (2013), xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây, xem video tại đây

Lần 2:
Lược thuật lần họp mặt lần 2 (2014) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây , xem ảnh do bạn Tuấn lớp 7 cung cấp tại đây
, các bạn xem chi tiết Video theo YouTube tại đây

Lần 3:
Lược thuật lần họp mặt lần 3 (2015) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây 

Lần 4:
Lược thuật lần họp mặt lần 4 (2016) , xin click vào đây
Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây

Lần 5:
Lược thuật lần họp mặt lần 5 (2017) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây

Lần 6:
Lược thuật lần họp mặt lần 6 (2018) , xin click vào đây
Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây
Xem video tại đây

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

THÔNG BÁO: Họp Mặt Kỷ Niệm 35 năm K9(C22) Nhập Học, Thời gian: 10 giờ 00 ngày 20/10/2019


10giờ00 Ngày 20/10/2019
WE ARE K9 - 35 NĂM HỘI NGỘ...

Địa điểm : NHÀ HÀNG NĂM NHỎ
KHU PHỐ 6, P.LINH TRUNG, Q.THỦ ĐỨC, Tp.HCM
(KHUÔN VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM)

Đăng ký tham dự qua Ban Liên Lạc của các lớp K9



Bảng chỉ dẫn đường đến Nhà hàng Năm Nhỏ


Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Hình ảnh qua 6 lần họp mặt K9(C22) từ năm 2013 đến năm 2018


Xin gửi đến các bạn hình ảnh qua 6 lần họp mặt K9(C22) như sau:

Lần 1:
Lược thuật lần họp mặt lần 1 (2013), xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây, xem video tại đây

Lần 2:
Lược thuật lần họp mặt lần 2 (2014) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây , xem ảnh do bạn Tuấn lớp 7 cung cấp tại đây
, các bạn xem chi tiết Video theo YouTube tại đây

Lần 3:
Lược thuật lần họp mặt lần 3 (2015) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây 

Lần 4:
Lược thuật lần họp mặt lần 4 (2016) , xin click vào đây
Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây

Lần 5:
Lược thuật lần họp mặt lần 5 (2017) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây

Lần 6:
Lược thuật lần họp mặt lần 6 (2018) , xin click vào đây
Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây
Xem video tại đây

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Nội dung họp Ban liên lạc K9 vào ngày thứ bảy, ngày 31/08/2019


BIÊN BẢN HỌP BAN LIÊN LẠC K9(C22)

Nội dung họp Ban liên lạc K9 vào ngày thứ bảy, ngày 31/08/2019 lúc 10 giờ 00, tại Nhà riêng Nguyễn Tuấn, 30 Hưng Thái 1. Quận 7, Tp.HCM.

I/ Thành phần tham dự:
+Lớp 2 có : Nguyễn Trí Lập
+Lớp 3 có : Văn Xuân Long
+Lớp 5 có : Vũ Quốc Thắng
+Lớp 6 có : Trần Lê Kim Thông và Vũ Duy Sanh
+Lớp 7 có : Phạm Xuân Thành và Nguyễn Tuấn
+Lớp 9 có : Đặng Xuân Trường

II/ Nội dung:
1_ Báo cáo tồn quỹ K9(C22) thời điểm ngày 31/08/2019:
Tồn quỹ đến nay là 153.580.500 đồng , trong đó : gửi hưởng lãi tại Cty 521 là 130.000.000 đồng , tiền mặt 23.580.500 đồng (Thắng lớp 5K9 giữ 15.800.000 đồng, Sanh lớp 6K9 giữ 7.780.500 đồng).

2_ Thời gian và địa điểm tổ chức :
+ Thời gian : thống nhất vào lúc 10 giờ 00 Chủ Nhật ngày 20/10/2019
+ Địa điểm : nhà hàng Năm Nhỏ, trong khuôn viên Đại học quốc gia Tp.HCM
Ghi chú: Địa điểm tổ chức đã được biểu quyết như sau:
_ Thuận : gồm 6 phiếu của các lớp: 2, 3, 5, 7, 9 và 10 (lớp 10 đã ủy quyền cho bạn Sanh)
_ Không thuận : gồm 3 phiếu của các lớp: 1, 4, 6 (lớp 1 và lớp 4 gửi qua tin nhắn)
_ Không tham gia họp và ủy quyền: lớp 8 .
+ Phương tiện di chuyển: các lớp tự túc (xe riêng, Grab, xe bus, v.v...)

3_ Dự kiến số khách mời và quà tặng:
_ Thống nhất khách mời như năm trước đã thực hiện. Cụ thể như sau:
+ Thầy cô : khoảng 25 người , quà tặng thầy cô sẽ quyết định sau, liên quan đến việc tài trợ, dự kiến mỗi lớp sẽ chịu trách nhiệm mời và đưa đón khoảng 2 thầy cô, như : Lớp 1 (mời thầy Thanh, thầy Tề), lớp 2 (mời thầy Đức, thầy Thơm), lớp 3 (mời cô Châu, chị Bảy, chị Chi), lớp 4 (mời thầy Hoàng, thầy Nhân, thầy Hải, thầy Lâm, thầy Ấn), lớp 5 (cô Phụng, thầy Tiến), lớp 6 (mời cô Yến, cô Thu), lớp 7 (mời cô Lan), lớp 8 (mời thầy Hoạt), lớp 9 (mời thầy Tâm, thầy Chu), lớp 10 (mời thầy Toàn, cô Oanh).
+ Khách mời: khoảng 10 người.
_Có vấn đề gì thay đổi sẽ thống nhất vào buổi họp sau (ngày 08/09/2019).

4_ Quà tặng cho các thành viên tham dự:
+ Nhẫn K9: bạn Văn Xuân Long (3K9) sẽ chịu trách liên hệ nhà cung cấp, báo giá và chọn mẫu nhẫn phù hợp, số lượng : 200 cái
+ Hoa tươi: các lớp tự thực hiện tặng cho bạn nữ và khách mời nữ.

5_ Kinh phí
Thống nhất mức 500.000 đồng/người, không hạn chế mức tối đa.

6_ Tài trợ
+ Tài trợ : xin thông báo sớm cho Ban liên lạc để thông tin công khai trên Blog, email hoặc Group, nếu vì lý do riêng tư không muốn nêu tên thì Ban liên lạc sẽ báo là Mạnh Thường Quân ẩn danh.
+ Ban liên lạc các lớp thông báo và liên hệ với các thành viên trong lớp để giải quyết mức tài trợ và thông báo sớm cho Ban liên lạc K9.
+ Trước mắt, đã có đăng ký tài trợ là gồm :
         * Lớp 2: gồm có 50 triệu tiền mặt và 9 triệu hiện vật.
         * Bạn Phương (lớp 4) tài trợ bia Quảng Ngãi sử dụng cho tiệc họp mặt.

7_ Quay phim, chụp ảnh.
+ Bạn Tuấn 7K9, bạn Sanh 6K9 nếu có chụp hình chỉ làm tư liệu và đáp ứng nhu cầu kịp thời cho cả nhà K9.
+ Tuy nhiên, do là họp mặt 35 năm hội ngộ, cần 1 dĩa CD quay phim buổi họp mặt, do đó, Ban tổ chức đề nghị bạn Nguyễn Tuấn hỗ trợ giải quyết vấn đề này (thuê dịch vụ như năm trước).

8_ Thống nhất các hình thức quà tặng khác:
+ Quà tặng trao cho các cháu đậu ĐH và sau ĐH : sẽ bằng hiện kim , giá trị vẫn là 1 triệu/người.
+ Quà tặng cho thân nhân các bạn đã mất cũng vẫn là hiện kim trị giá 1 triệu/người

9_ Dự kiến chương trình họp mặt kỷ niệm 35 năm hội ngộ (1984-2019):
+ Nội dung chương trình : sẽ do bạn Thắng 5K9 chịu trách nhiệm
+ Văn nghệ : do bạn Thông 6K9 chịu trách nhiệm.
+ Âm thanh ánh sáng: do bạn Trường 9K9 chịu trách nhiệm
+ Các clip trình chiếu và thiệp mời, hoa tặng thầy cô: do bạn Sanh 6K9 chịu trách nhiệm.

10_ Thống nhất Ban tổ chức và địa điểm họp mặt K9(C22) lần 8 năm 2020:
Dự kiến bạn Văn Xuân Long (3K9) sẽ là Chủ tịch luân phiên và tập thể lớp 3K9 sẽ chịu trách nhiệm tổ chức Họp mặt lần 8 năm 2020.

11_ Đăng ký số lượng người tham dự:
Đề nghị Ban liên lạc các lớp đăng ký số lượng người tham dự, số lượng các cháu vào Đại học và Sau Đại học, số lượng thân nhân các bạn đã từ trần, chậm nhất ngày 05/10/2019 về cho Ban liên lạc K9.
Khi tham dự đề nghị:
_ Áo đồng phục: không bắt buộc, riêng Ban tổ chức thì nên mặc áo đồng phục K9
_ Huy hiệu : khuyến khích mọi thành viên nên đeo huy hiệu K9

12_ Tham gia công tác từ thiện:
_ Do điều kiện chưa cho phép, công tác từ thiện của K9 chỉ gói gọn trong các thành viên K9, chưa nên mở rộng ra ngoài xã hội.
_ Trước mắt, đề nghị tổ chức trong phần hội của buổi họp mặt nên có phần phát biểu của 2 thành viên mà K9 đã tham gia đóng góp : Phương (lớp 1K9) và cháu Vy (con bạn Nghiệm 9K9)

Ban liên lạc K9(C22)

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Khi bị người khác hiểu lầm thì phải làm như thế nào?

Bị người khác hiểu lầm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. Nếu như thế, thì chúng ta cần phải làm gì khi bị người khác hiểu lầm?


Đừng giải thích con người bạn với bất cứ ai !

Những hiểu lầm ấy thường khiến ta cảm thấy oan ức, oan ức là những điều mình không làm mà bị người khác đổ lỗi, nên mình cảm thấy ức lòng, đau khổ. Muốn giải tỏa nỗi oan ức này, chúng ta làm cách nào, đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc.

Đức Phật đã chỉ thẳng rằng tất cả mọi việc do chúng ta tự tạo ra và sự tạo dựng lớn nhất của chúng ta là tạo ngôi nhà ngũ ấm và tạo ngục tù tam giới, từ đó phát sinh tất cả khổ đau của mọi người trên thế gian này. Nếu bị người khác hiểu lầm, hãy nhẹ nhàng và từ từ nhìn nhận vấn đề rồi giải quyết, đừng nên làm lớn chuyện hoặc đi quá xa câu chuyện xảy ra.

Dưới đây là một số lời khuyên của Phật đối với người hiểu lầm ta.

Bị người khác hiểu lầm, phải làm sao?

Khi bị người khác hiểu lầm, ai cũng muốn giải thích, nhưng khi ấy, không nói gì lại là một loại độ lượng.
Sự tình thật hay giả, thời gian sẽ cho câu trả lời tốt nhất.

Bị người khác làm tổn thương, phải làm sao?


Không nói là một loại thiện lương.
Tình cảm ấm áp hay lạnh lẽo, thời gian sẽ cho minh chứng tốt nhất.

Bị người chửi bới, bôi nhọ, gièm pha, phải làm sao?


Không nói là một loại hàm dưỡng.
Nhân phẩm của một người thật sự là tốt hay xấu, thời gian sẽ làm sáng tỏ.

Bị người vu cáo, vu oan, phải làm sao?

Đừng để ý hay quan tâm quá tới điều đó, bởi vì đã có Đạo trời.
Đạo trời vốn không phân biệt thân quen, rất công bằng. Qua vài năm nhìn lại, bạn sẽ thấy rõ được kết cục ra sao.

Sống trên đời, gặp bất kể chuyện gì cũng không cần phải vội vã biện bạch thanh minh. Điều gì cũng không cần phải vội vàng đi bộc lộ hết, nói hết.

Người xưa nói, một người để học được nói chuyện chỉ cần vài năm, nhưng hiểu được cần im lặng lại phải mất vài thập kỷ.

Độ cao của cuộc đời, không phải là ở việc người ta có thể thấu tỏ bao nhiêu sự tình mà là ở việc người ta có thể xem nhẹ bao nhiêu sự tình.

Độ rộng của tâm hồn không phải thể hiện ở việc người ta có thể quen biết được bao nhiêu người mà là ở việc họ bao dung được bao nhiêu người.

Khi chúng ta làm người:

- Làm người phải giống như núi, nhìn được vạn vật mà cũng bao dung được vạn vật.
- Làm người phải giống như nước, có thể tiến thoái, biết lúc nào nên tiến lúc nào nên lui.
- Làm người chấp nhận chịu thiệt thì sớm muộn cũng sẽ được hồi báo, cuối cùng cũng sẽ không bị thiệt…
- Làm người nếu bằng lòng chịu thua thì cuối cùng cũng sẽ không bị đánh mất tự tôn mà còn giành được lòng người.

Bạn nên nhớ rằng: "Sự tức giận là axit có thể gây hại cho vật chứa nó nhiều hơn là những gì mà nó được đổ lên" vì vậy hãy bình tĩnh và cố gắng giải quyết bằng những lời đối đáp khôn ngoan mà Đức Phật đã truyền dạy, đừng quá tức giận để làm mọi chuyện rối hơn.

Phong Linh
Nguồn tại đây

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Dòng Camillô : Những tu sĩ mang thánh giá đỏ

Biểu tượng thánh giá đỏ ngay giữa ngực áo chính là dấu hiệu để nhận ra những tu sĩ thuộc dòng Camillô (dòng Tá viên mục vụ bệnh nhân). Với lựa chọn đem niềm vui, sự an ủi và nâng đỡ người đau bệnh, hoạt động phục vụ tha nhân của các linh mục, tu sĩ trong dòng chủ yếu liên quan đến y tế.


Cha Thánh Camillô de Lellis (người Ý)

TẤM LÒNG VỚI BỆNH NHÂN

Nhắc đến các tu sĩ dòng Camillô, nhiều người vẫn vui tính gọi đây là “dòng bệnh viện”. 25 năm hiện diện của dòng tại Việt Nam là một quá trình gắn bó với những cảnh đời đau ốm, cần sự giúp đỡ. Hiện nay, dòng có gần 80 thành viên, phần lớn đã và đang tham gia giúp đỡ người nghèo và người bệnh ở các trung tâm từ thiện, phòng khám, bệnh viện. Chính vì vậy, khi gia nhập dòng, các tu sinh được khuyến khích theo học các lĩnh vực có liên quan đến chăm sóc sức khỏe để có thể đồng hành và giúp đỡ bệnh nhân một cách hiệu quả nhất. Con đường đến trường y, nghề y với những tu sĩ Camillô như một ơn gọi đặc biệt. Các mái ấm, phòng khám từ thiện của dòng được mở ra không chỉ là nơi thực hành nghề nghiệp mà còn là chốn thực hành yêu thương của các tu sĩ.

Chúng tôi tìm đến nhà chính của dòng Camillô trong một con hẻm nhỏ trên đường Tam Châu, Thủ Đức, trong một buổi chiều muộn cũng vừa ngay lúc nhà tất bật nhất bởi những chuyến xe đón bệnh nhi ung thư từ Bệnh viện Ung bướu và bệnh nhi suy thận từ Bệnh viện Nhi đồng trở về. Cơ sở của nhà dòng không quá bề thế nhưng nơi đây vừa là chỗ ăn ở, học tập, sinh hoạt của các cha, các tu sĩ; vừa là mái ấm mang tên Gary dành cho nhiều bệnh nhi cùng phụ huynh của các em. Cha bề trên Giuse Trần Văn Phát chia sẻ, ngoài nhà chính kiêm mái ấm, dòng còn có một số cơ sở khác cũng đang gánh cả hai chức năng: “Đơn giản bởi chọn lựa phục vụ cho bệnh nhân nên mọi xây dựng cơ sở của dòng cũng chỉ hướng làm sao tiện lợi cho những đối tượng cần tương trợ. Mọi ưu tiên đều dành cho người đau yếu”.

Các tu sĩ Camillô phục vụ bệnh nhân tại phòng khám Nhân đạo Kinh 7

CHỐN YÊU THƯƠNG

Nói về các cơ sở bác ái của dòng cũng như những “địa chỉ vàng” về bác ái mà dòng cộng tác, cha Phát nhớ lại cả một chặng đường dài với những cơ duyên và chọn lựa “theo ý Chúa”. Trong đó, Mai Tâm (Thủ Đức) là cơ sở đầu tiên dòng tham gia vào công tác bác ái xã hội, bắt đầu hoạt động vào năm 2005. Địa chỉ này ra đời nhằm giúp đỡ, cưu mang và chăm sóc các trẻ em bị nhiễm, ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Sau nhiều năm hoạt động, mái ấm trở thành gia đình của gần 100 em có hoàn cảnh đặc biệt, từ sơ sinh cho đến 22 tuổi. Ở đây, các em được chăm lo về dinh dưỡng, sức khỏe, có điều kiện học hành. Mẹ của các bệnh nhi cũng được các cha, thầy, bác sĩ tư vấn và cung cấp những kiến thức giúp ngăn ngừa lây truyền HIV, được hỗ trợ học nghề (may, thủ công mỹ nghệ…) để tự nuôi sống bản thân. Những vết thương tâm hồn của bệnh nhân trước những kỳ thị, hờn tủi do HIV phần nào được xoa dịu, niềm tin vào cuộc sống được phục hồi nhờ những cánh tay luôn rộng mở của các tu sĩ Camillô. Cơ sở bảo trợ xã hội Mai Tâm dù nhỏ bé, khiêm tốn nằm ở một con hẻm nhỏ nhưng đã trở thành nơi nương tựa của biết bao mảnh đời.

Ngay sau mái ấm Mai Tâm, dòng mở thêm mái ấm đặt tên là Naza vào năm 2006. Đây là nơi nuôi dưỡng, chữa bệnh và nâng đỡ đời sống tâm linh cho bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS ở giai đoạn cuối. Công việc của người phục vụ ở Naza dù lắm vất vả song suốt nhiều năm, mái ấm này không hề khép cửa, khép lòng trước những cảnh đời đau khổ. Có những con người đã ra đi mãi mãi sau một thời gian dài được chăm sóc, nhưng họ đã được nâng đỡ tận tình cả phần thể xác lẫn tâm hồn đến những giây phút cuối đời.

Bữa ăn chung của các bệnh nhi cùng các thầy ở mái ấm Gary

NHỮNG CHUYẾN XE TÌNH THƯƠNG

Khi mở rộng thêm hoạt động, mái ấm Gary trở thành nhà chính của dòng, là nơi hỗ trợ chỗ ăn ở miễn phí cho trẻ em nghèo mang bệnh ung thư hoặc những bệnh hiểm nghèo khác, cùng với thân nhân đang gặp khó khăn về nơi ăn chốn ở trong thời gian điều trị. Ngoài ra, dòng cũng tổ chức những chuyến xe tình thương đưa đón từ mái ấm vào bệnh viện và ngược lại. Mỗi ngày, các thầy theo xe đưa bệnh nhân đến viện từ sớm và đến chiều thì đứng chờ sẵn ở viện để thu xếp giúp các trường hợp sẽ ở lại viện hoặc về mái ấm. Chuyến xe bữa đầy bữa vơi vì các bé có thể phải nằm lại để vô hóa chất, phẫu thuật... Nhưng đều đặn mỗi ngày, chiếc xe quen thuộc cùng các tu sĩ vẫn đúng giờ đứng đợi. Đây là một dự án từ thiện xã hội của dòng với sự cộng tác của các bạn bè thân hữu.

Theo cha Giuse Vũ Anh Hoàng, phụ trách tại nhà Gary:“Mục đích của mái ấm là tạo nên môi trường thân thương của gia đình để khơi dậy lại trong tim trẻ đang mang bệnh hiểm nghèo niềm tin và hy vọng vào cuộc sống”. Những căn phòng luôn sạch sẽ, thoáng mát, tiện lợi cho bệnh nhi và những bữa cơm nóng sốt dành cho trẻ sau khi xạ trị và hóa trị cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt luôn được chăm chút. Song song đó, nhu cầu cơ bản của trẻ như vui chơi, giáo dục và các hoạt động tinh thần khác cũng được chú trọng. Do bệnh nặng và phải điều trị dài ngày, các em phải nghỉ học, thiếu bạn, nên mái ấm có các anh chị em tình nguyện viên tổ chức những hoạt động cho trẻ như đọc, viết, vẽ, hát… Chị Chung Kim Tiên, 42 tuổi, quê tận Cà Mau, có con phải chạy thận chia sẻ: “Tôi ở nhà của dòng tính ra 2 năm rồi. Ăn ở, đi lại đều được giúp dù gia đình tôi không theo đạo Chúa. Suốt 2 năm con chạy thận nằm viện nhiều hơn ở nhà, nếu không có sự tương trợ này không biết mẹ con tôi phải xoay sở như thế nào nữa...”.

Những căn phòng sạch sẽ thoáng mát các tu sĩ Camillô dành cho bệnh nhân cần lưu trú

Nhà dòng còn điều hành hai phòng khám từ thiện, nhân đạo tại Sài Gòn. Phòng khám Camillô được thành lập vào năm 2006 tại đường Lê Văn Sỹ - Q3, là nơi khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Sau đó, cơ sở dời về nhà thờ Đồng Tiến (Q10) và đổi tên thành phòng khám từ thiện Mai Khôi - Đồng Tiến. Mở cửa từ 16-19g các ngày trong tuần, mỗi ngày phục vụ khoảng 50- 60 bệnh nhân. Đang chờ đến lượt khám, bà Nguyễn Thị Mai (40t), một người gốc miền Trung cho biết: “Phòng khám này rất tốt, các cha, thầy và bác sĩ đều rất nhiệt tình. Dù đã cuối ngày, nhiều mệt mỏi song họ vẫn nhẹ nhàng, lắng nghe bệnh nhân”. Phòng khám từ thiện Mai Khôi (đường Hai Bà Trưng, Q3.) cũng là địa chỉ lâu năm giúp tư vấn, khám bệnh, chuyển gởi bệnh nhân tới các cơ sở, và phát thuốc đặc trị miễn phí cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Xa xôi tận Kiên Giang, người tu sĩ Camillô cũng đã phục vụ từ nhiều năm nay tại phòng khám đa khoa Nhân đạo Kinh 7. Phòng khám này phục vụ bệnh nhân nghèo trong khu vực với số lượng bệnh nhân mỗi ngày hiện nay khoảng từ 200 đến 250 người...

Cứ thế, ở giữa những nhộn nhịp của chốn phố thị, người tu sĩ mang thánh giá đỏ vẫn kiên trì sống theo linh đạo, ra sức phục vụ trong tinh thần nhân ái, hy sinh.

Cha Thánh Camillô de Lellis (người Ý)

Dòng Camillô được thánh Camillô de Lellis (người Ý) sáng lập năm 1582 nhằm phục vụ những người nghèo khổ đau yếu. Linh đạo của dòng là : “Chăm sóc người bệnh với tình yêu của người mẹ chăm sóc đứa con duy nhất của mình khi bị đau yếu”.

Qua các cơ sở y tế xã hội, người tu sĩ Camillô luôn hết mình trong việc quan tâm đến sức khỏe, chữa trị, nâng đỡ và phục vụ người bệnh, người bị bỏ rơi trong xã hội. Năm 1591, Tòa Thánh chính thức công nhận vai trò của dòng. Tại Việt Nam, dòng bắt đầu hiện diện vào năm 1993.

Nguồn : Hoa Xương Rồng

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Ủi an người bệnh nơi các xứ đạo

Việc đỡ nâng những người ốm đau, bệnh tật ở các giáo xứ dường như chưa bao giờ bị xao lãng …


Người bệnh trong thánh lễ cầu cho bệnh nhân

1.Nâng đỡ ủi an phần xác cho bệnh nhân

Tại giáo xứ Chợ Quán, TGP.TPHCM, phòng y tế, phục vụ khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho các bệnh nhân ở mé phải khuôn viên thánh đường. Nhiều năm nay, phòng khám nhỏ này đã trở thành địa chỉ quen thuộc của anh chị em giáo dân, chữa trị theo hai phương pháp Tây y và Đông y.

Giáo xứ Đa Minh Ba Chuông, TGP.TPHCM cũng có phòng y tế nằm trong dãy nhà thuộc Trung tâm mục vụ giáo xứ. Bất cứ lúc nào, người bệnh đến đây cũng đều được tiếp nhận và chăm sóc ân cần bởi các tu sĩ y sĩ thuộc dòng Đaminh. Phòng y tế cấp thuốc miễn phí cho bà con, hỗ trợ điều trị các bệnh nhẹ thông thường và sơ cứu ban đầu đối với trường hợp nghiêm trọng. Là di dân tham gia sinh hoạt tại giáo xứ, anh Nguyễn Phúc Vinh cho biết: “Giáo xứ có chỗ cho người đau yếu nghỉ ngơi và giúp đỡ nhiều trường hợp bệnh tật, nhất là những khi nguy cấp”.

Để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, có giáo xứ còn xây dựng các phòng khám, kết hợp mời các bác sĩ, lương y đến điều trị. Bệnh xá từ thiện Kênh 7, Tân Hiệp - Kiên Giang là một hình ảnh tiêu biểu. Khai sinh vào đầu thập niên 80 của thế kỷ XX tại giáo xứ Thánh Giuse (GP Long Xuyên), do linh mục Giacôbê Nguyễn Đức Thịnh khởi xướng, qua thời gian phát triển đến nay, các thế hệ bác sĩ đã chữa lành và giúp đỡ hàng ngàn bệnh nhân khó khăn. Đặc biệt, đội ngũ lương y, bác sĩ tại đây thuộc nhiều tôn giáo như Công giáo, Tin Lành, Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài.

Ở giáo xứ Đồng Tiến (TGP.TPHCM), phòng khám từ thiện Mai Khôi là điểm đến quen thuộc của nhiều người. Gắn bó với phòng khám hai năm nay, bác sĩ Đoàn Thị Vệ chia sẻ: “Ngoài thời gian tại bệnh viện, các bác sĩ quy tụ về đây để chăm sóc sức khỏe cho giáo dân trên tinh thần thiện nguyện, phục vụ miễn phí”. Mở cửa từ 16 -19g các ngày trong tuần, phòng khám mỗi ngày phục vụ khoảng 50 - 60 bệnh nhân. Ông Trần Đức Minh, giáo dân xứ Đồng Tiến chia sẻ: “Phòng khám nơi đây quen thuộc với nhiều giáo dân, riêng tôi ngày thường đi nhà thờ đọc kinh, xem lễ, sau đó phụ giúp các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân”.

Cũng vậy, cơ sở khám bệnh tại giáo xứ Phú Trung, TGP.TPHCM lâu nay đã trở nên mái nhà thân thương cho các bệnh nhân, đặc biệt là những người nhiễm H.

Caritast GP Xuân Lộc tập huấn kỹ năng chăm sóc sức khỏe

2. Nâng đỡ ủi an phần hồn cho bệnh nhân

Người bệnh còn cần thêm những giây phút tâm tình, ủi an. Ông Vinhsơn Phạm Đình Tín, Trưởng Ban thăm viếng bệnh nhân xứ Vườn Xoài, TGP.TPHCM cho biết: “Tôi tham gia ban này đến nay đã hơn 17 năm, mỗi lần có ai đó trong xóm đạo đau yếu, cần đi bệnh viện hay mời cha đến xức dầu, anh chị em trong nhóm đều nhiệt tình đáp ứng. Trong tháng, chúng tôi luôn dành thời gian đến thăm hỏi các bệnh nhân. Phục vụ anh em là làm cho chính Chúa mà!”. Cũng tại xứ đạo này, vào mỗi thứ năm hằng tuần có chương trình “Bữa cơm tình thương” dành cho mọi đối tượng, trong đó ưu tiên cho bệnh nhân và người nghèo. Ngoài ra, những phần quà như đường sữa, gạo… cũng được đại diện hội đoàn, các giáo khu trao đến tận tay người bệnh hằng tháng và các dịp lễ lớn.

Đến giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang, TGP.TPHCM, chúng tôi cũng được nghe kể về sự quan tâm của các hội đoàn dành cho người bệnh. “Vào các dịp lễ, giáo xứ ghé thăm và tặng quà. Hằng tháng, cha xứ thăm hỏi, trò chuyện rồi ban phép lành”, bà Phạm Thị Lan, 69 tuổi, một bệnh nhân khoe.

Một buổi khám bệnh từ thiện tại giáo xứ Hiệp Hòa - Gp Long Xuyên

Không chỉ chăm lo người bệnh trong xứ, một số nơi còn tổ chức những chuyến đi ủy lạo người bệnh nghèo ở những vùng xa. Caritas xứ Tân Việt (TGP.TPHCM) thường xuyên đi thăm trại phong, trại tâm thần, thăm người già yếu neo đơn. Caritas xứ Vinh Sơn 6 (Tân Bình) mỗi năm hai lần thăm viếng và trao quà cho bệnh nhân nghèo. Caritas giáo xứ Phú Hạnh (TGP.TPHCM) tổ chức nuôi heo đất trợ giúp người bệnh khó khăn, người khuyết tật, ngoài ra còn quan tâm về phần thiêng liêng như đọc kinh, cầu nguyện…

Trong ngày cầu cho bệnh nhân 11.2 vừa qua, các giáo xứ đã tổ chức dâng thánh lễ xin ơn cho người bệnh. Với các bệnh nhân không thể đến nhà thờ sinh hoạt, các cha trao Mình Thánh Chúa và cử hành nghi thức xức dầu bệnh nhân tại nhà riêng hoặc bệnh viện.

Để phục vụ bệnh nhân ngày càng tốt hơn, nhiều ban Caritas giáo xứ, giáo phận đã tổ chức những khóa bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc sức khỏe, rèn luyện kỹ năng cho từng thành viên. Khắp các giáo phận, các ban Caritas, hội chăm sóc bệnh nhân cũng thường xuyên mở các khóa học tập nhằm nâng cao chất lượng.

Việc chăm sóc bệnh nhân ở những xứ đạo là một công việc mục vụ ý nghĩa ngày càng được nhiều người nhiệt tình tham gia.

LUÂN NGUYỄN
Nguồn: Công Giáo & Dân Tộc